Ngành Giáo dục đặc biệt là gì? Học gì? Có dễ xin việc không?
Ngành Giáo dục đặc biệt là gì? Học gì? Ra trường có dễ xin việc không? Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây, Isinhvien sẽ giải đáp tất cả để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này!
Ngành Giáo dục đặc biệt là gì?
- Ngành đào tạo: GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
- Tên tiếng Anh: Special Education
- Thuộc khối ngành: Sư phạm
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thời gian đào tạo: 4 năm
Giáo dục đặc biệt là các chương trình giáo dục được thiết kế dành riêng cho các học sinh có nhu cầu đặc biệt. Các học sinh có nhu cầu đặc biệt ở đây là các các học sinh bị “chậm” về tinh thần/ thể chất/ tình cảm ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể và bình thường của trẻ. Gây ra các vấn đề về nhận thức, kỹ năng trong mọi hoạt động sinh hoạt và học tập, do đó mà chúng cần một môi trường giáo dục dành riêng cho mình – điều mà các trường học truyền thống không thể đáp ứng.
Ngành Giáo dục đặc biệt sử dụng các phương pháp, chương trình và cả nội dung dạy mang tính thích nghi cho các trẻ có nhu cầu đặc biệt; đáp ứng nhu cầu hoạt động, vui chơi, học tập theo khả năng của trẻ đó. Giáo dục đặc biệt có thể kịp thời giúp các trẻ có nhu cầu được can thiệp trị liệu, được học tập và phát triển tốt nhất như những trẻ bình thường; các trẻ có thể sống và hoà nhập tốt hơn. Cùng với đó là nâng cao nhận thức của xã hội với những người khuyết tật, làm cho cuộc sống ngày càng công bằng và phát triển hơn.
Mục tiêu đào tạo ngành Giáo dục đặc biệt
Có thể chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân khoa học ngành Giáo dục đặc biệt có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng thực hành thành thạo để tổ chức, chăm sóc giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt ở độ tuổi mầm non và tiểu học theo yêu cầu của ngành giáo dục đặc biệt (giáo dục chuyên biệt và giáo dục hòa nhập); có khả năng tư vấn, giúp đỡ phụ huynh, giáo viên ở các cấp học trong nuôi dạy và giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt; có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học Giáo dục đặc biệt tại các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy các môn khoa học thuộc lĩnh vực Giáo dục đặc biệt. Ngoài ra, các sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học lên ở các trình độ cao hơn trong các lĩnh vực thuộc khoa học Giáo dục.
Mục tiêu cụ thể
Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về đặc điểm phát triển tâm sinh lý trẻ có nhu cầu đặc biệt; nắm vững những nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc và giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt theo mục tiêu của giáo dục đặc biệt; có những kiến thức về can thiệp sớm cho trẻ có nhu cầu đặc biệt trước tuổi học và hiểu biết sâu một trong các lĩnh vực đặc thù của ngành học (giáo dục trẻ khiếm thính, giáo dục trẻ khiếm thị, giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ…).
Bên cạnh đó, sinh viên còn có khả năng thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục cho trẻ có nhu cầu đặc biệt trong môi trường chuyên biệt và hòa nhập; có kỹ năng quan sát, phát hiện và chẩn đoán kịp thời những bất thường về tâm sinh lý, bệnh lý, thể lực của trẻ; có kỹ năng sử dụng các phương pháp giao tiếp đặc thù torng giáo dục đặc biệt; có kỹ năng nhận biết, tổ chức nghiên cứu những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục đặc biệt; có kỹ năng quản lý, hỗ trợ các chương trình giáo dục hòa nhập tại các cơ sở giáo dục địa phương.
Các khối thi xét tuyển ngành Giáo dục đặc biệt
Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Giáo dục đặc biệt:
- B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
Những tố chất khi học ngành Giáo dục đặc biệt
Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Giáo dục đặc biệt Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:
- Yêu thích giảng dạy và trẻ nhỏ.
- Kiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao.
- Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng.
- Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.
- Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi.
- Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ.
- Có khả năng truyền đạt tốt, rõ ràng.
- Chăm chỉ học tập, rèn luyện kỹ năng, tu dưỡng đạo đức.
Cơ sở đào tạo ngành Giáo dục đặc biệt
Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Giáo dục đặc biệt uy tín hiện nay:
- Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại học Thủ đô Hà Nội
- Đại học Sư phạm TP. HCM
Cơ hội việc làm ngành Giáo dục đặc biệt
Cơ hội việc làm ngành Giáo dục đặc biệt vô cùng phong phú, đa dạng. Mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu một số công việc phổ biến dưới đây:
- Giáo viên tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt (trường chuyên dạy trẻ khuyết tật);
- Giáo viên hỗ trợ học sinh khuyết tật học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục hòa nhập (trẻ khuyết tật học chung trẻ bình thường);
- Chuyên viên giáo dục đặc biệt tại các cơ sở giáo dục, cán bộ hỗ trợ trẻ khuyết tật tại các tổ chức xã hội;
- Chuyên viên giáo dục đặc biệt các Sở, Phòng Giáo dục – Đào tạo, Trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật;
- Cán bộ nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về giáo dục; cán bộ tư vấn về giáo dục đặc biệt trong các tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, các trung tâm, các tổ chức quốc tế đang hoạt động ở Việt Nam;
Mức lương ngành Giáo dục đặc biệt
Hiện nay mức lương của giáo viên giáo dục đặc biệt tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt trung bình dao động từ 6 – 8 triệu đồng/ tháng. Ngoài mức lương này thì giáo viên ngành giáo dục đặc biệt còn có thêm những khoản hỗ trợ khác như chi phí xăng xe, chi phí ăn uống…. Tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và vị trí làm việc mà mức thu nhập của những người làm việc trong ngành giáo dục đặc biệt sẽ có sự khác nhau.
Chương trình đào tạo ngành Giáo dục đặc biệt
Có thể chia làm 2 loại: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành
Các môn học đại cương
- Giáo dục quốc phòng
- Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin-phần 1
- Tiếng Anh 1
- Tiếng Pháp 1
- Tiếng Nga 1
- Tâm lý học
- Giáo dục thể chất 1
- Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin-phần 2
- Tiếng Anh 2
- Tiếng Pháp 2
- Tiếng Nga 2
- Tin học đại cương
- Giáo dục thể chất 2
- Âm nhạc
- Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ
- Kỹ năng giao tiếp
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Tiếng Anh 3
- Tiếng Pháp 3
- Tiếng Nga 3
- Giáo dục học
- Giáo dục thể chất 3
- Đường lối Cách mạng của ĐCS Việt Nam
- Giáo dục thể chất 4
- Thực tập sư phạm 1
- Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục
- Thực tập sư phạm 2
Các môn học chuyên ngành
- Tiếng Việt
- Toán cơ sở
- Mỹ thuật cơ bản
- Sinh lý học trẻ em
- Xác suất thống kê
- Âm nhạc cơ bản
- Tâm bệnh trẻ em
- Sinh lý thần kinh và giác quan
- Tâm lý học phát triển
- Phương pháp nghiên cứu khoa học
- Bệnh trẻ em
- Chăm sóc – giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non
- Giáo dục học tiểu học
- Tiếng Anh chuyên ngành
- Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
- Văn học trẻ em
- Công tác xã hội với trẻ em
- Nhập môn Giáo dục đặc biệt
- Giáo dục hoà nhập
- Lý luận dạy học cho trẻ có nhu cầu đặc biệt
- Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật
- Phương pháp nghiên cứu khoa học trong giáo dục đặc biệt
- Đại cương giáo dục trẻ khiếm thính
- Đại cương giáo dục trẻ khiếm thị
- Đại cương giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ
- Đặc điểm tâm lý trẻ khiếm thính
- Thanh thính học
- Đánh giá thị giác chức năng
- Đặc điểm tâm lý trẻ khiếm thị
- Đặc điểm tâm lý trẻ Chậm phát triển trí tuệ
- Chẩn đoán đánh giá trẻ CPTTT
- Thực tập sư phạm 1
- Giáo dục mầm non cho trẻ khiếm thín
- Phương pháp dạy trẻ khiếm thính trong trường phổ thông
- Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ khiếm thính
- Giáo dục mầm non cho trẻ khiếm thị
- Chữ nổi Braille Việt ngữ
- Phương pháp dạy trẻ khiếm thị trong trường phổ thông
- Định hướng và Di chuyển
- Giáo dục mầm non cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
- Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
- Phương pháp dạy trẻ Chậm phát triển trí tuệ trong trường phổ thông
- Quản lý hành vi
- Ngôn ngữ ký hiệu thực hành
- Quản lý trong giáo dục đặc biệt
- Giáo dục trẻ có hội chứng tự kỉ
- Giáo dục trẻ có khó khăn về học
- Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ khuyết tật
- Thực tập sư phạm 2
- Khoá luận tốt nghiệp
- Kế hoạch giáo dục cá nhân
- Những vấn đề hiện đại trong giáo dục đặc biệt
- Tổ chức hoạt động giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ
Trên đây, là những thông tin về ngành Giáo dục đặc biệt là gì, ra trường có dễ xin việc không,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!
Bài viết khác liên quan đến khối ngành sư phạm
- Ngành Sư phạm toán là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Sư phạm vật lý là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Sư phạm hóa học là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Chi tiết ngành Sư phạm ngữ văn: Học gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Sư phạm địa lý là gì? Chương trình đào tạo và cơ hội việc làm
- Ngành Sư phạm lịch sử là gì? Học gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Sư phạm sinh học là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Giáo dục mầm non là gì? Học môn gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Sư phạm tin học là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
- Ngành Sư phạm tiếng Anh là gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Chi tiết ngành Sư phạm tiếng Pháp: Học gì? Dễ xin việc không?
- Ngành Sư phạm âm nhạc là gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Sư phạm mỹ thuật là gì? Học gì? Ra trường dễ xin việc không
- Ngành Giáo dục tiểu học là gì? Học gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Giáo dục chính trị là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Quản lý giáo dục là gì? Học ra làm gì? Có dễ xin việc không?
- Ngành Giáo dục Quốc phòng – An ninh là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Tâm lý giáo dục là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
- Ngành Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp là gì? Ra trường làm gì?