Ngành Quản lý giáo dục là gì? Học ra làm gì? Có dễ xin việc không?
Ngành Quản lý giáo dục là gì? Học những môn nào? Ra trường có dễ xin việc không? Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây, Isinhvien sẽ giải đáp tất cả để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này!
Ngành Quản lý giáo dục là gì?
- Ngành đào tạo: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
- Tên tiếng Anh: Educational Mangement
- Thuộc khối ngành: Sư phạm
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thời gian đào tạo: 4 năm
Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo cho sự phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng.
Ngành quản lý giáo dục có chức năng là tổ chức hoạt động giáo dục và giám sát đánh giá hoạt động giáo dục. Cụ thể:
- Chức năng tổ chức giúp nhà trường hoạt động ổn định.
- Giám sát đánh giá hoạt động giáo dục giúp nhà trường cải thiện chất lượng hoạt động giáo dục.
Trong quản lý giáo dục, chủ thể quản lý ở các cấp chính là bộ máy quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương, còn đối tượng quản lý chính là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động thực hiện chức năng của giáo dục đào tạo.
Mục tiêu đào tạo ngành Quản lý giáo dục
Có thể chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu chung
Học xong chương trình này người học chiếm lĩnh được các tri thức chung về hành chính giáo dục và quản lý giáo dục; có khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chuyên viên hành chính giáo dục và cán bộ quản lý giáo dục trong lĩnh vực văn hóa giáo dục; chương trình góp phần tạo nguồn nhân lực cho việc xây dựng nền hành chính giáo dục chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Mục tiêu cụ thể
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về hành chính giáo dục và quản lý giáo dục đối với nhà trường và các cơ sở giáo dục khác. Bảo đảm kiến thức chuyên ngành sư phạm liên quan đến quá trình dạy học và giáo dục ở các cơ sở giáo dục.
Bên cạnh đó, ngành học còn giúp sinh viên hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào hoạt động hành chính giáo dục và quản lý giáo dục ở các cơ sở văn hóa – giáo dục, các tổ chức kinh tế – xã hội; có khả năng giám sát, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục và việc thực hiện các chức năng quản lý giáo dục; phát triển kỹ năng tự học, nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung và quản lý giáo dục nói riêng.
Các khối thi xét tuyển ngành Quản lý giáo dục
Các khối thi ngành Quản lý giáo dục năm 2021 bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
- Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối C04 (Toán, Văn, Địa)
- Khối C14 (Văn, Toán, GDCD)
- Khối C20 (Văn, Địa, GDCD)
- Khối D01 (Toán, Anh, Văn)
- Khối D14 (Văn, Anh, Sử)
- Khối D15 (Văn, Anh, Địa)
- Khối D78 (Văn, Anh, KHXH)
Những tố chất khi học ngành Quản lý giáo dục
Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Quản lý giáo dục. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:
- Có tinh thần trách nhiệm và tính kỷ luật cao trong lao động;
- Có khả năng thích ứng cao, chịu được áp lực của công việc;
- Có khả năng nắm bắt và điều khiển tâm lý con người;
- Có khả năng phán đoán, xử lý và giám sát các hoạt động;
- Có kỹ năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe, thấu hiểu người khác;
- Chăm chỉ, kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ;
- Có khả năng ngoại ngữ và tin học.
Các trường đào tạo ngành Quản lý giáo dục
Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Quản lý giáo dục uy tín hiện nay:
Khu vực miền Bắc:
- Học viện Quản lý giáo dục
- Đại học Thủ Đô Hà Nội
- Đại học Sư phạm Hà Nội
Khu vực miền Trung: Đại học Vinh
Khu vực miền Nam:
- Đại học Sư phạm TP.HCM
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Quy Nhơn
Cơ hội việc làm ngành Quản lý giáo dục
Cơ hội việc làm ngành Quản lý giáo dục vô cùng phong phú, đa dạng. Mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu một số công việc phổ biến dưới đây:
- Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ quan quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo).
- Chuyên viên (Chuyên viên văn phòng; Chuyên viên quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học; Chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên; Chuyên viên phòng đào tạo, phòng đảm bảo chất lượng, phòng thanh tra giáo dục, phòng tổ chức cán bộ…) ở các cơ sở giáo dục (trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học dạy nghề, cao đẳng, đại học).
- Chuyên viên quản lý hành chính giáo dục trong các cơ sở giáo dục thường xuyên (Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, huyện, quận); cơ sở giáo dục cộng đồng (Trung tâm học tập cộng đồng); các cơ sở đào tạo bồi dưỡng, các cơ quan quản lý giáo dục của các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, dự án, các tổ chức giáo dục ngoài công lập…
- Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa, giáo dục trong các cơ quan chính quyền các cấp (UBND các cấp) và các tổ chức văn hóa giáo dục ở cộng đồng.
- Cán bộ nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về quản lý giáo dục (các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng…).
- Giảng viên chuyên ngành Quản lý giáo dục trong các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ (các học viện, trường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cấp tỉnh, thành phố, các khoa trong trường đại học và cao đẳng).
Mức lương ngành Quản lý giáo dục là bao nhiêu?
Bởi vì học ngành Quản lý giáo dục, bạn có cơ hội theo đuổi nhiều nghề nghiệp khác nhau nên rất khó để nói về mức lương chung cho nhân sự ngành này. Tuy vậy, có thể khái quát rằng nếu làm trong các phòng giáo dục hay trường học, cơ quan nhà nước thì thu nhập của bạn sẽ theo các bậc lương của chính phủ và tăng dần theo thâm niên, theo vị trí bạn thăng tiến, phổ biến nhất là trong khoảng 5 – 8 triệu/tháng và dần dần có thể là 9 – 10 triệu/tháng.
Trong khi đó, những ai làm việc bên ngoài, mức lương sẽ cao hơn đáng kể. Chẳng hạn như, chuyên viên đào tạo có thể nhận 8 – 10 triệu/tháng, cao hơn là 15 triệu/tháng; Nhân viên tư vấn khóa học, tư vấn du học có lương khoảng 6 – 8 triệu/tháng và hoa hồng theo doanh số nên tổng thu nhập cũng có thể trên 11 triệu/tháng.
Chương trình đào tạo ngành Quản lý giáo dục
Có thể chia làm 2 loại: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.
Các môn học đại cương
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Pháp luật đại cương
- Tâm lý học đại cương
- Ngoại ngữ học phần 1
- Ngoại ngữ học phần 2
- Ngoại ngữ học phần 3
- Tin học căn bản
- Giáo dục thể chất 1
- Giáo dục thể chất 2
- Giáo dục thể chất 3
- Giáo dục Quốc phòng – Học phần I
- Giáo dục Quốc phòng – Học phần II
- Giáo dục Quốc phòng – Học phần III
- Giáo dục Quốc phòng – Học phần IV
Các môn học chuyên ngành
- Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam và các nước trên thế giới
- Đại cương về khoa học quản lý
- Giáo dục hướng nghiệp
- Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
- Lịch sử các tư tưởng giáo dục
- Chiến lược phát triển giáo dục
- Khoa học quản lý giáo dục
- Nghiệp vụ công tác học sinh, sinh viên trong cơ sở giáo dục
- Cơ sở pháp lý của quản lý giáo dục
- Quản lý trường học và cơ sở giáo dục
- Nhân cách và lao động của người cán bộ QLGD
- Hệ thống thông tin trong quản lý giáo dục
- Quản lý hoạt động dạy học
- Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Quản lý nhân sự trong giáo dục
- Quản lý cơ sở vật chất trường học
- Quản lý hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục
- Công tác Đảng và đoàn thể trong trường học
- Quản lý tài chính trong trường học
- Kiểm tra và thanh tra trong giáo dục
- Đảm bảo chất lượng giáo dục
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục
- Tham vấn học đường
- Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo
- Xử lý tình huống quản lý giáo dục
- Quản lý người học trong nhàIV trường
- Phát triển tập thể sư phạm
- Học phần tự chọn
- Giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản
- Kiểm định chất lượng giáo dục
- Marketing trong giáo dục
- Giáo dục gia đình
- Giáo dục vì sự phát triển bền vững
- Tổ chức, quản lý cơ sở giáo dục ngoài công lập
- Quản lý hoạt động giáo dục cộng đồng
- Giáo dục giá trị
- Giáo dục chuyên biệt
Trên đây, là những thông tin về ngành Quản lý giáo dục là gì, cơ hội việc làm ngành Quản lý giáo dục sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!
Bài viết khác liên quan đến khối ngành sư phạm
- Ngành Sư phạm toán là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Sư phạm vật lý là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Sư phạm hóa học là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Chi tiết ngành Sư phạm ngữ văn: Học gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Sư phạm địa lý là gì? Chương trình đào tạo và cơ hội việc làm
- Ngành Sư phạm lịch sử là gì? Học gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Sư phạm sinh học là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Giáo dục mầm non là gì? Học môn gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Sư phạm tin học là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
- Ngành Sư phạm tiếng Anh là gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Chi tiết ngành Sư phạm tiếng Pháp: Học gì? Dễ xin việc không?
- Ngành Sư phạm âm nhạc là gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Sư phạm mỹ thuật là gì? Học gì? Ra trường dễ xin việc không
- Ngành Giáo dục tiểu học là gì? Học gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Giáo dục chính trị là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Giáo dục đặc biệt là gì? Học gì? Có dễ xin việc không?
- Ngành Giáo dục Quốc phòng – An ninh là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Tâm lý giáo dục là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
- Ngành Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp là gì? Ra trường làm gì?