Ngành Giáo dục tiểu học là gì? Học gì? Ra trường dễ xin việc không?
Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Giáo dục tiểu học nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không và cơ hội việc làm ra sao. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Giáo dục tiểu học để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!
Ngành Giáo dục tiểu học là gì?
- Ngành đào tạo: GIÁO DỤC TIỂU HỌC
- Tên tiếng Anh: Primary Education
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thuộc khối ngành: Sư phạm
- Thời gian đào tạo: 4 năm
Giáo dục Tiểu học là giai đoạn thứ nhất của giáo dục bắt buộc, Là bậc giáo dục cho trẻ em từ lớp một (5 hoặc 6 tuổi) tới hết lớp năm (hoặc lớp sáu, tùy theo các quốc gia). Đây là bậc học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, thời gian hình thành nhân cách và năng lực (trí tuệ và thể chất).
Ngành Giáo dục Tiểu học (hay Sư phạm Tiểu học) là chuyên ngành đào tạo cử nhân Giáo dục tiểu học nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của giáo dục tiểu học trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Là một ngành quan trọng trong hệ giáo dục của nước ta bao gồm cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung cấp, cao đẳng, đại học.
Mục tiêu đào tạo của ngành Giáo dục tiểu học
Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân Giáo dục tiểu học nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của giáo dục tiểu học trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Sinh viên tốt nghiệp phải có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khoẻ, có năng lực dạy học, giáo dục học sinh theo các yêu cầu đổi mới của giáo dục tiểu học, có khả năng dạy tốt chương trình tiểu học, nghiên cứu khoa học giáo dục, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của giáo dục tiểu học trong những thập kỷ tới.
Sinh viên tốt nghiệp hệ đào tạo này có thể tiếp tục học lên các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về Giáo dục tiểu học, Quản lí giáo dục và có khả năng trở thành giáo viên cốt cán của cấp tiểu học.
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu đào tạo ngành Giáo dục tiểu học là trang bị cho sinh viên những kiến thức về:
- Có kiến thức giáo dục đại cương đủ rộng, nắm vững các kiến thức chuyên môn, bảo đảm dạy tốt các môn học và các hoạt động giáo dục trong chương trình tất cả các lớp cấp tiểu học, được nâng cao về 3 môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên Xã hội, hoặc 1 môn chuyên sâu (Toán/Tiếng Việt/Sư phạm Âm nhạc/Sư phạm Mĩ thuật/Giáo dục Thể chất/Giáo dục chuyên biệt/Công tác Đội/Tiếng dân tộc), tạo điều kiện để sinh viên tốt nghiệp có thể học tiếp lên các trình độ cao hơn.
- Có kiến thức cơ bản về Tâm lý học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học, về đánh giá kết quả học tập ở tiểu học, bước đầu biết vận dụng các kiến thức này vào thực tiễn dạy học, giáo dục học sinh ở trường tiểu học.
- Có kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, hiểu biết những chính sách, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, giáo dục, văn hoá của đất nước.
- Có hiểu biết về Quản lý hành chính nhà nước và Quản lý ngành. Có kiến thức phổ thông về môi trường, dân số, an ninh – quốc phòng, an toàn giao thông, về quyền trẻ em, y tế học đường để có thể thực hiện giáo dục tích hợp.
- Có hiểu biết về tình hình kinh tế – văn hoá – xã hội, đời sống, phong tục tập quán của địa phương để có thể hoà nhập và góp phần phát triển cộng đồng.
- Được trang bị những thông tin cập nhật về đổi mới giáo dục tiểu học trong nước và khu vực, có khả năng vận dụng đổi mới phương pháp dạy học các môn học ở tiểu học.
Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng như:
- Biết lập kế hoạch giáo dục cho từng học kỳ và năm học, biết lập kế hoạch bài học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá ở tiểu học.
- Biết tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với điều kiện cụ thể của học sinh và địa phương nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Biết dạy cho học sinh phương pháp học tập, đặc biệt biết tự học, phát triển ở học sinh năng lực tự đánh giá. Biết sử dụng các phương tiện công nghệ dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin, vào quá trình dạy học ở tiểu học.
- Khi có nhu cầu, có thể dạy lớp ghép, dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc, dạy học sinh khuyết tật, tàn tật theo hướng hoà nhập.
- Biết làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động Sao nhi đồng, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Có kỹ năng quản lý lớp học, xây dựng lớp thành tập thể đoàn kết, tự quản. Có khả năng giáo dục học sinh cá biệt. Biết lập sổ sách, xây dựng và lưu trữ hồ sơ về quá trình học tập rèn luyện đạo đức của học sinh.
- Biết giao tiếp và ứng xử thích hợp với học sinh, gia đình học sinh, với đồng nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong cộng đồng.
Các khối thi xét tuyển ngành Giáo dục tiểu học
Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Giáo dục Tiểu học:
- A00: Toán, Vật Lý, Hóa Học
- A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
- D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
- D02: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga
- D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
Những tố chất khi học ngành Giáo dục tiểu học
Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Giáo dục tiểu học. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:
- Yêu thích giảng dạy và trẻ nhỏ.
- Chăm chỉ, kiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao.
- Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng.
- Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.
- Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi.
- Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ.
- Có khả năng truyền đạt tốt, rõ ràng.
Cơ sở đào tạo ngành Giáo dục tiểu học
Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Giáo dục tiểu học uy tín hiện nay:
Khu vực miền Bắc:
- Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Đại học Thủ Đô Hà Nội
- Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Khu vực miền Trung:
- Đại học Sư phạm Huế
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Vinh
- Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Tây Nguyên
- Đại học Quảng Nam
- Đại học Quảng Bình
- Đại học Hà Tĩnh
Khu vực miền Nam:
- Đại học Sư phạm TP. HCM
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Đồng Nai
- Đại học Thủ Đầu Một
- Đại học Cần Thơ
- Đại học An Giang
- Đại học Đồng Tháp
Cơ hội việc làm ngành Giáo dục tiểu học
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Giáo dục tiểu học có thể thực hiện các công việc sau:
- Giáo viên dạy các môn chính ở các trường từ bậc tiểu học đến giảng viên dạy chuyên ngành Giáo dục Tiểu học tại đại học, cao đẳng.
- Nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu thuộc ngành Giáo dục, phát triển giáo dục.
- Cán bộ trong hệ thống quản lý giáo dục từ cấp địa phương tới Trung ương.
- Làm việc tại các tổ chức phát triển giáo dục phi chính phủ.
- Tiếp tục học lên các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ về Giáo dục Tiểu học, Quản lý giáo dục và có khả năng trở thành giáo viên cốt cán của cấp Tiểu học.
Mức lương ngành Giáo dục tiểu học
- Nếu bạn làm việc hay tham gia giảng dạy tại các cơ sở, đơn vị của nhà nước, các trường học thuộc hệ thống công lập thì mức lương cơ bản được tính theo quy định hiện hành.
- Nếu bạn làm việc tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập thì sẽ có mức lương cơ bản từ 5 – 7 triệu/ tháng đối với những sinh viên mới ra trường, còn ít kinh nghiệm. Ngoài ra, mức lương này có thể sẽ cao hơn tùy thuộc vào đơn vị tuyển dụng, năng lực và kinh nghiệm của người làm.
Chương trình đào tạo ngành Giáo dục tiểu học
Chương trình đào tạo sẽ gồm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.
Các môn học đại cương
- Những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Tiếng Anh I
- Tiếng Anh II
- Tiếng Anh III
- Giáo dục thể chất I
- Giáo dục thể chất II
- Giáo dục thể chất III
- Giáo dục quốc phòng I
- Giáo dục quốc phòng II
- Giáo dục quốc phòng III
- Pháp luật đại cương
Các môn học chuyên ngành
- Dạy học Tiếng Việt theo hình thức giao tiếp
- Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong trường tiểu học
- Dạy học truyện dân gian ở trường tiểu học
- Ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy học tập đọc
- Tập hợp logic
- Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục ở tiểu học
- Cấu trúc đại số
- Số học
- Tiếng Việt
- Văn học thiếu nhi
- Cơ sở tự nhiên – xã hội
- Tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục ở trường tiểu học
- Học phần tự chọn (8/34 tín chỉ)
- Âm nhạc
- Mỹ thuật
- Phương pháp dạy học Âm nhạc
- Phương pháp dạy học Mỹ thuật
- Thực tế giáo dục và dạy học
- Dạy học Tiếng Việt theo hình thức giao tiếp
- Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong trường tiểu học
- Dạy học truyện dân gian ở trường tiểu học
- Ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy học tập đọc
- Phương pháp dạy học Toán
- Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt
- Phương pháp dạy học Tiếng Việt
- Phương pháp dạy học Tự nhiên – Xã hội
- Thủ công – Kỹ thuật và Phương pháp dạy học thủ công – kỹ thuật
- Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức
- Thực hành Sư phạm
Trên đây, là những thông tin về ngành Giáo dục tiểu học, học những môn nào và ra trường có dễ xin việc không,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!
Bài viết khác liên quan đến khối ngành sư phạm
- Ngành Sư phạm toán là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Sư phạm vật lý là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Sư phạm hóa học là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Chi tiết ngành Sư phạm ngữ văn: Học gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Sư phạm địa lý là gì? Chương trình đào tạo và cơ hội việc làm
- Ngành Sư phạm lịch sử là gì? Học gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Sư phạm sinh học là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Giáo dục mầm non là gì? Học môn gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Sư phạm tin học là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
- Ngành Sư phạm tiếng Anh là gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Chi tiết ngành Sư phạm tiếng Pháp: Học gì? Dễ xin việc không?
- Ngành Sư phạm âm nhạc là gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Sư phạm mỹ thuật là gì? Học gì? Ra trường dễ xin việc không
- Ngành Giáo dục chính trị là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Giáo dục đặc biệt là gì? Học gì? Có dễ xin việc không?
- Ngành Quản lý giáo dục là gì? Học ra làm gì? Có dễ xin việc không?
- Ngành Giáo dục Quốc phòng – An ninh là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Tâm lý giáo dục là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
- Ngành Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp là gì? Ra trường làm gì?