Ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp là gì? Ra trường làm gì?
Ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp là gì?
- Ngành đào tạo: SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
- Tên tiếng Anh: Agrotechnology Teacher Education
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thuộc khối ngành: Sư phạm
- Thời gian đào tạo: 4 năm
Ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp là ngành đào tạo giáo viên Kỹ thuật Nông nghiệp có năng lực chuyên môn, có sức khỏe tốt phục vụ cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mục tiêu đào tạo của ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp
Mục tiêu đào tạo ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp là trang bị cho sinh viên cơ sở khoa học và nguyên lý cơ bản của các quy trình kỹ thuật sản xuất, bảo quản và chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản; những kỹ năng thực hành, phương pháp tiếp cận khoa học để góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn của giáo dục và của sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp ở địa phương.
Bên cạnh đó, sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp phải có đủ năng lực để dạy học phần Kỹ thuật nông nghiệp trong chương trình môn Công nghệ ở các trường phổ thông trung học, trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, trung học chuyên nghiệp và các trường CĐSP. Ngoài ra, cử nhân ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp có thể đảm nhận những công việc ở các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư ở các địa phương và trong các viện nghiên cứu.
Các khối thi xét tuyển ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp
Các khối xét tuyển ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp bao gồm:
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn
- B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn
- B04: Toán, Sinh học, Giáo dục công dân
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
Những tố chất khi học ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp
Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:
- Cẩn thận, kiên trì, khéo léo, tỉ mỉ;
- Siêng năng, tận tâm với công việc;
- Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;
- Có khả năng học tốt các môn Khoa học Tự nhiên;
- Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;
- Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;
- Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.
Cơ sở đào tạo ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp
Ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp là ngành khá phổ biến nhưng có rất ít trường đào tạo hiện nay. Cả nước chỉ có 2 trường đại học tham gia đào tạo, đó là:
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Nông lâm TP.HCM
Học ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp ra làm gì?
Cơ hội việc làm ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp vô cùng phong phú, đa dạng. Mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu dưới đây nhé!
- Giảng dạy hướng nghiệp tại các trường phổ thông trung học hoặc giảng dạy chương trình công nghệ tại các trường cao đẳng, trung học Nông nghiệp, trung tâm hướng nghiệp hay các trung tâm dạy nghề;
- Giảng dạy các lớp đào tạo ngắn hạn tại trung tâm dạy nghề như: chăn nuôi, trồng trọt, sửa chữa điện gia đình, cắm hoa, nấu ăn, thêu…
- Tham gia thực hiện đề tài, các chương trình nghiên cứu khoa học ở nhiều cấp với các quy mô khác nhau nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến giáo dục trong tiến trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nông nghiệp, nông thôn;
- Cán bộ kỹ thuật tại các cơ sở sản xuất và các trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật nông lâm ngư nghiệp;
Mức lương ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp
Dưới đây là mức thu nhập trung bình của ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp mà Isinhvien đã tổng hợp được:
Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương sẽ được tính theo quy định của nhà nước. Còn đối với những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm từ 6 – 8 triệu đồng/ tháng và tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn.
Ngoài ra, nếu bạn làm việc tại các cơ sở sản xuất, trung tâm nghiên cứu về Nông nghiệp sẽ mức lương trung bình từ 7 – 10 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm làm việc.
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp
Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.
Các môn học đại cương
- Triết học Mác – Lênin
- Giáo dục Quốc phòng
- Kinh tế chính trị Mác – Lênin
- Phương pháp nghiên cứu khoa học
- Chủ nghĩa xã hội khoa học
- Tin học
- Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
- Tâm lý học
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Giáo dục học
- Ngoại ngữ
- Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục và đào tạo
Các môn học chuyên ngành
- Động vật không xương sống
- Tổ chức học và Phôi thai học
- Động vật có xương sống
- Vi sinh vật học
- Hình thái – Giải phẫu thực vật
- Sinh thái nông nghiệp
- Phân loại thực vật
- Khí tượng nông nghiệp
- Hóa sinh học
- Công nghệ sinh học trong nông nghiệp
- Sinh lý thực vật
- Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp
- Giải phẫu động vật
- Bảo vệ thực vật
- Sinh lý động vật
- Lý luận dạy học Kỹ thuật nông nghiệp
- Di truyền học
- Nguyên lý marketing và hệ thống thị trường nông sản
- Tâm lý học phát triển
- Kỹ năng giao tiếp
- Sinh lý động vật
- Nguyên lý kinh tế vi mô, vĩ mô
- Thực hành phương pháp dạy học KTNN
- Kỹ năng và phương pháp dạy nghề
- Thổ nhưỡng
- Lập và phân tích dự án kinh doanh
- Sinh thái môi trường
- Quản lý hành chính Nhà nước và Quản lý ngành GD-ĐT
- Làm việc theo nhóm
- Tâm lý học ứng dụng
- Tâm lý học xã hội
- Quản trị kinh doanh trong nông nhiệp
Trên đây, là những thông tin về ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp là gì, học những gì và cơ hội việc làm sau khi ra trường ra sao,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!
Bài viết khác liên quan đến khối ngành sư phạm
- Ngành Sư phạm toán là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Sư phạm vật lý là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Sư phạm hóa học là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Chi tiết ngành Sư phạm ngữ văn: Học gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Sư phạm địa lý là gì? Chương trình đào tạo và cơ hội việc làm
- Ngành Sư phạm lịch sử là gì? Học gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Sư phạm sinh học là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Giáo dục mầm non là gì? Học môn gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Sư phạm tin học là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
- Ngành Sư phạm tiếng Anh là gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Chi tiết ngành Sư phạm tiếng Pháp: Học gì? Dễ xin việc không?
- Ngành Sư phạm âm nhạc là gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Sư phạm mỹ thuật là gì? Học gì? Ra trường dễ xin việc không
- Ngành Giáo dục tiểu học là gì? Học gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Giáo dục chính trị là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Giáo dục đặc biệt là gì? Học gì? Có dễ xin việc không?
- Ngành Quản lý giáo dục là gì? Học ra làm gì? Có dễ xin việc không?
- Ngành Giáo dục Quốc phòng – An ninh là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Tâm lý giáo dục là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
- Ngành Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp là gì? Ra trường làm gì?