Ngành đào tạo

Ngành Tâm lý giáo dục là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường

Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Tâm lý giáo dục nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không và cơ hội việc làm ra sao. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Tâm lý giáo dục là gì, học gì và cơ hội việc làm sau khi ra trường thế nào,…để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

Ngành Tâm lý giáo dục là gì? Ra trường làm gì?
Ngành Tâm lý giáo dục là gì? Ra trường làm gì?

Ngành Tâm lý giáo dục là gì?

  • Ngành đào tạo: TÂM LÝ GIÁO DỤC
  • Tên tiếng Anh: Psychology and Education
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Sư phạm
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Tâm lý học (tiếng Anh là Psychology) là một bộ môn học thuật thuộc khoa học xã hội, tìm hiểu về các cá nhân và nhóm bằng cách thiết lập những nguyên tắc chung và nghiên cứu những trường hợp cụ thể. Ngành Tâm lý học nghiên cứu việc xử lý thông tin và biểu hiện hành vi ở con người, làm rõ bản chất của con người bằng cách đi sâu vào mọi ngõ ngách của đời sống, từ kinh tế, chính trị, xã hội cho đến văn hóa, giáo dục, y học, triết học…


Ngành Tâm lý giáo dục là ngành học nghiên cứu về cách mà con người học được từ môi trường giáo dục xung quanh. Ngành học này liên quan đến những phương pháp học khác nhau, thường tập trung vào những đối tượng người học có nhu cầu đặc biệt như trẻ em có năng khiếu và người khuyết tật về thể chất hay tinh thần.

Mục tiêu đào tạo của ngành Tâm lý giáo dục

Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân Tâm lý – Giáo dục có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy Tâm lý học và Giáo dục học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; co thể nghiên cứu khoa học tâm lý và giáo dục tại các cơ sở nghiên cứu; có đủ năng lực tự học, tự nghiên cứu để có thể học tiếp lên trình độ cao hơn trong cùng lĩnh vực khoa học.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Tâm lý giáo dục là giúp cho sinh viên có hiểu biết cơ bản các kiến thức tâm lý người, sự phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân; kiến thức về dạy học và giáo dục để hình thành nhân cách cho người học và thúc đẩy xã hội phát triển. Đồng thời cử nhân Tâm lý – Giáo dục cũng được trang bị các kiến thức cơ bản về phương pháp tiến hành các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học tâm lý và khoa học giáo dục.


Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục, các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản: kỹ năng dạy học và kỹ năng giáo dục, kỹ năng tổ chức, quản lý và lãnh đạo v.v…, kỹ năng tổ chức nghiên cứu các vấn đề của Tâm lý học và Giáo dục học, kỹ năng vận dụng các thành tựu của Tâm lý học – Giáo dục học vào thực tiễn xã hội; biết vận dụng các kiến thức được đào tạo vào việc giảng dạy và nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục học tại các cơ sở đào tạo, các cơ sở nghiên cứu có các môn khoa học này.

Các khối thi xét tuyển ngành Tâm lý giáo dục

Các khối xét tuyển ngành Tâm lý giáo dục bao gồm:

  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối D01 (Văn, Toán, tiếng Anh)
  • Khối D02 (Văn, Toán, tiếng Nga)
  • Khối D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp)
  • Khối C14 (Văn, Toán, Giáo dục công dân)
  • Khối C19 (Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)
  • Khối C20 (Văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
  • Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)

Những tố chất khi học ngành Tâm lý giáo dục

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Tâm lý giáo dục. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:


  • Cởi mở, kiên nhẫn, hòa nhã, chịu được áp lực cao trong công việc;
  • Khéo léo, biết lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với người khác;
  • Có khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề và xử lý thông tin;
  • Có năng khiếu giao tiếp, thuyết phục, thích khám phá thế giới nội tâm bí ẩn và đam mê làm việc trong lĩnh vực tâm lý.

Cơ sở đào tạo ngành Tâm lý giáo dục

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Tâm lý giáo dục uy tín hiện nay:

Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Quản lý Giáo dục
  • Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Khu vực miền Trung: Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Sư phạm TP.HCM
  • Đại học Quy Nhơn

Cơ hội việc làm ngành Tâm lý học giáo dục

Cơ hội việc làm ngành Tâm lý giáo dục vô cùng phong phú, đa dạng. Mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu dưới đây nhé!


  • Tham vấn học đường, làm công tác hướng nghiệp tại các trường phổ thông và các cơ sở giáo dục;
  • Đánh giá tâm lý và can thiệp một số rối loạn tâm lý trong các trung tâm can thiệp tâm lý, bệnh viện, viện sức khỏe tâm thần;
  • Cán bộ nghiên cứu tại các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội (hội phụ nữ, đoàn thanh niên, ủy ban dân số, truyền thông…);
  • Tham gia các dự án chăm sóc sức khỏe tâm thần, phát triển cộng đồng của các tổ chức trong và ngoài nước;
  • Giảng dạy Tâm lý học và một số chuyên đề có liên quan tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; thiết kế và giáo dục kỹ năng sống cho cộng đồng.
Ngành Tâm lý giáo dục là gì? Ra trường làm gì?
Học ngành Tâm lý giáo dục ra làm gì?

Mức lương ngành Tâm lý giáo dục

Dưới đây là mức thu nhập trung bình của ngành Tâm lý giáo dục mà Isinhvien đã tổng hợp được:

  • Đối với sinh viên mới ra trường và ít kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức xã hội thì mức lương trung bình từ 6 – 8 triệu đồng/ tháng.
  • Đối với những đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành Tâm lý học giáo dục và tùy thuộc vào vị trí, năng lực sẽ có mức lương cao hơn từ 9 – 11 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.

Chương trình đào tạo ngành Tâm lý giáo dục

Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.


Các môn học đại cương

  1. Giáo dục quốc phòng
  2. NLCB của CN Mác-Lênin-phần 1, 2
  3. Tiếng Anh 1, 2, 3
  4. Tiếng Pháp 1, 2, 3
  5. Tiếng Nga 1, 2, 3
  6. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
  7. Giáo dục thể chất 1, 2, 3, 4
  8. Tin học đại cương
  9. Âm nhạc
  10. Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ
  11. Kỹ năng giao tiếp
  12. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  13. Đường lối CM của ĐCS Việt Nam
  14. Tiếng Nga chuyên ngành
  15. Tiếng Pháp chuyên ngành
  16. Thực tập sư phạm 1
  17. Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục

Các môn học chuyên ngành

  1. Sinh lý học hoạt động thần kinh
  2. Cơ sở văn hóa Việt Nam
  3. Xác suất thống kê
  4. Logic học
  5. Tâm lý học đại cương
  6. Những cơ sở chung về Giáo dục học
  7. Lịch sử tâm lý học
  8. Phương pháp nghiên cứu khoa học
  9. Lý luận dạy học
  10. Lý luận giáo dục
  11. Tâm lý học nhận thức
  12. Nhập môn tâm lý học phát triển
  13. Kiến tập sư phạm
  14. Tiếng Anh chuyên ngành
  15. Tiếng Pháp chuyên ngành
  16. Tiếng Nga chuyên ngành Tâm lý
  17. Tâm lý học nhân cách
  18. Các giai đoạn phát triển tâm lý người
  19. Phương pháp nghiên cứu tâm lí học
  20. Lịch sử Giáo dục học thế giới
  21. Phương pháp nghiên cứu Giáo dục học
  22. Đánh giá trong giáo dục
  23. Tâm lý học dạy học
  24. Giáo dục học mầm non
  25. Giáo dục học phổ thông
  26. Lý luận và phương pháp dạy học tâm lý học 1
  27. Lí luận và phương pháp dạy học giáo dục học 1
  28. Thực tế chuyên môn
  29. Tâm lý học đức dục
  30. Lịch sử Giáo dục học Việt nam
  31. Giáo dục học đại học
  32. Lý luận và phương pháp dạy học tâm lý học 2
  33. Lí luận và phương pháp dạy học giáo dục học 2
  34. Thực tập sư phạm 1
  35. Tâm lí học tôn giáo
  36. Tâm lí học trẻ em khuyết tật
  37. Tâm lí học quản trị kinh doanh du lịch
  38. Tâm lí học lao động sư phạm của người thầy giáo
  39. Tâm lí học lao động
  40. Tâm lí học hành vi lệch chuẩn
  41. Tâm lý học xã hội
  42. Tâm lý học tham vấn
  43. Giáo dục ứng xử
  44. Giáo dục gia đình
  45. Giáo dục vì sự phát triển bền vững
  46. Giáo dục Dân số và Sức khỏe sinh sản
  47. Giáo dục hướng nghiệ
  48. Vệ sinh học đường
  49. Giáo dục từ xa
  50. Giáo dục lại
  51. Thực tập sư phạm 2
  52. Khóa luận tốt nghiệp

Trên đây, là những thông tin về ngành Tâm lý giáo dục là gì, học những gì và cơ hội việc làm sau khi ra trường ra sao,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến khối ngành sư phạm


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close