Ngành Luật là gì? Cơ hội việc làm của ngành Luật ra sao?
Ngành Luật là một ngành học được các bạn trẻ săn đón hiện nay. Vậy Ngành Luật là gì? Cơ hội việc làm ra sao? Mời bạn cùng Isinhvien cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Ngành Luật là gì?
- Ngành đào tạo: LUẬT (Law)
- Trình độ: Đại học
- Thời gian đào tạo: 4 năm
Luật (tiếng Anh là Law) hay Luật học là một thuật ngữ để chỉ chung các ngành khoa học nghiên cứu về pháp luật. Một thuật ngữ có nghĩa tương đương với thuật ngữ này là khoa học pháp lý.
Luật học được hiểu rộng hơn so với Khoa học pháp lý, bao gồm cả các hoạt động học tập trong nhà trường hay các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về pháp luật. Ở cấp độ khái quát chung nhất, Luật học bao gồm tất cả các hoạt động nghiên cứu, học tập về pháp luật trong mọi chuyên ngành: luật kinh tế, luật dân sự, luật hình sự, luật lao động, luật so sánh…
Ngành Luật cung cấp kiến thức Luật bao quát ở hầu hết các lĩnh vực. Không chỉ riêng kiến thức về Luật kinh tế, Luật tài chính, Luật thương mại; ngành Luật học còn cung cấp kiến thức về luật hôn nhân gia đình, quy định chung về tài sản, thừa kế, luật hình sự phần tội phạm, luật môi trường, tội phạm học, bồi thường hợp đồng, tranh chấp thương mại, khiếu nại, tố cáo, khoa học về điều tra hình sự, quyền con người, quyền công dân…
Mục tiêu đào tạo ngành Luật
Để đáp ứng nhu cầu về ngành Luật của đất nước thì mục tiêu đào tạo ngành Luật như sau:
- Đào tạo đầy đủ kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề luật và đạo đức ngành luật đáp ứng nhu cầu thị trường
- Xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ và chuyên môn cao
- Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực; tăng cường bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên
- Gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học
- Tăng cường kết nối với doanh nghiệp & cơ quan ban ngành để nâng cao chất lượng đào tạo
- Mở rộng hợp tác với các chương trình đào tạo quốc tế và nghiên cứu khoa học
Những tố chất khi học ngành Luật
Để học tốt ngành Luật bạn cần có những tố chất sau:
- Là người công bằng, khách quan và trung thực;
- Có sự mẫn cảm nghề nghiệp, khả năng phân tích, tổng hợp cao;
- Có bản lĩnh, lập trường vững vàng;
- Có khả năng diễn đạt tốt;
- Ham đọc sách và sở hữu một trí nhớ tốt;
- Am hiểu nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa…
- Chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại;
- Có năng lực đàm phán và lắng nghe tốt; Có tinh thần trách nhiệm cao.
Cơ sở đào tạo ngành Luật
Ngành Luật là một ngành học vô cùng thú vị. Dưới đây là những cơ sở, trường đại học có đào tạo ngành Luật:
- Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Phụ nữ Việt Nam
- Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam
- Học viện Tòa án
- Đại học Công đoàn
- Đại học Kiểm sát Hà Nội
- Đại học Luật Hà Nội
- Đại học Nội vụ Hà Nội
- Đại học Thủ đô Hà Nội
- Đại học Văn hóa Hà Nội
- Viện Đại học Mở Hà Nội
- Học viện Biên phòng
- Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
- Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)
- Học viện Cán bộ TP.HCM
- Đại học Kinh tế TP.HCM
- Đại học Luật TP.HCM
- Đại học Mở TP.HCM
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học An Giang
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học Trà Vinh
- Đại học Nam Cần Thơ
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Cơ hội việc làm ngành Luật
Cơ hội việc làm ngành Luật vô cùng rộng mở và có nhiều triển vọng trong tương lai. Dưới đây là một số đơn vị các bạn có thể làm sau khi ra trường:
- Thẩm phán làm việc tại tòa án, được quyền nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án, quyết định những hình thức xử lý thích hợp với các hành vi vi phạm pháp luật.
- Kiểm sát viên làm việc tại Viện Kiểm sát, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng.
- Luật sư có hai mảng công việc chính: Bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại toà án trong các vụ án hình sự, dân sự và hành chính; Tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.
- Khác với thẩm phán và kiểm sát viên, luật sư hành nghề tự do, không thuộc biên chế của cơ quan Nhà nước. Luật sư không được Nhà nước trả lương mà có thu nhập từ các khoản thù lao do khách hàng trả. Để hành nghề, luật sư có thể thành lập các văn phòng luật sư hoặc công ty luật hợp danh.
- Công chứng viên làm việc tại các phòng công chứng nhà nước. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch trong xã hội, xác nhận chữ ký của cá nhân, công chứng các bản sao từ nguyên gốc (bản chính), các bản dịch từ tiếng nước ngoài…
- Chấp hành viên làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự. Khi toà án đã ra phán quyết mà một hoặc nhiều bên liên quan không chịu chấp hành, chấp hành viên (bằng các hình thức mà Nhà nước cho phép) buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
- Chuyên viên pháp lý: là những người có bằng cử nhân luật, tham gia các công việc liên quan đến luật pháp tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức…
- Cố vấn pháp lý: là người cố vấn cho ban lãnh đạo cơ quan về các vấn đề chính sách, pháp luật.
- Giáo viên, giảng viên luật: giỏi chuyên môn luật và có khả năng về sư phạm, bạn có thể trở thành giảng viên luật tại các trường đại học, cao đẳng hoặc giáo viên môn giáo dục công dân tại các trường phổ thông trung học.
- Cán bộ nghiên cứu pháp luật: nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến luật pháp, giúp những người xây dựng pháp luật có thể viết được các đạo luật hay, phù hợp; giúp những người thi hành pháp luật áp dụng các quy định pháp luật một cách linh hoạt.
- Điều tra viên: công tác trong cơ quan công an, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để khám phá ra những tình tiết của các vụ án hình sự.
- Thư kí toà án: là người giúp thẩm phán những công việc cần thiết trong việc xét xử các vụ án.
- Thẩm tra viên: làm việc tại các toà án nhân dân tối cao, chuyên nghiên cứu hồ sơ các vụ án đã được xét xử, đề xuất với lãnh đạo xem xét lại các bản án của toà án cấp dưới.
Chương trình đào tạo ngành Luật
Môn học đại cương
- Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1
- Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Tin học cơ sở
- Ngoại ngữ
- Giáo dục thể chất
- Giáo dục quốc phòng –an ninh
- Kĩ năng mềm
- Môn học chuyên ngành
Môn học chuyên ngành
- Logic học đại cương
- Lý luận về nhà nước và pháp luật
- Lịch sử nhà nước và pháp luật
- Luật hiến pháp
- Luật hành chính
- Luật học so sánh
- Luật dân sự
- Luật thương mại
- Luật tài chính
- Luật ngân hàng
- Pháp luật về đất đai – môi trường
- Luật hôn nhân và gia đình
- Luật tố tụng hình sự
- Luật tố tụng dân sự
- Luật lao động
- Công pháp quốc tế
- Tư pháp quốc tế
- Luật thương mại quốc tế
- Luật tố tụng hành chính
- Pháp luật về sở hữu trí tuệ
- Pháp luật về thị trường chứng khoán
- Lý luận pháp luật về quyền con người
- Tội phạm học
Đọc đến đây, chắc hẳn bạn biết được ngành Luật là gì và cơ hội việc làm ngành Luật sau khi ra trường rồi nhỉ. Isinhvien mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn ngành học tương lai. Bạn có thể tham khảo các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Cảm ơn bạn và chúc bạn một ngày tốt lành.
Bài viết khác liên quan đến Khối ngành khoa học xã hội
- Ngành Báo chí là gì? – Cơ hội việc làm và chương trình đào tạo
- Ngành Tâm lý học là gì? Chương trình đào tạo và cơ hội việc làm
- Ngành Xã hội học là gì? Cơ hội việc làm của ngành Xã hội học
- Ngành Công tác xã hội là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
- Ngành Chính trị học là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
- Ngành Quan hệ quốc tế là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
- Ngành Hành chính học là gì? Chương trình đào tạo và cơ hội việc làm
- Ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước là gì? Cơ hội việc làm ra sao?
- Ngành Địa lý học là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
- Ngành marketing là gì? Học môn gì? Ra trường làm gì?
- Ngành kinh doanh quốc tế là gì? Ra trường làm gì? Mức lương thế nào?
- Ngành Quan hệ công chúng là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành truyền thông đa phương tiện là gì? Làm gì? Lương bao nhiêu?