Ngành marketing là gì? Học môn gì? Ra trường làm gì?
Ngành marketing là gì? Ra trường làm gì? Mức lương thế nào?,… Chắc hẳn rất nhiều bạn đang thắc mắc về những câu hỏi này. Nắm bắt được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày tất tần tật thông tin về ngành học Marketing để bạn có cái nhìn chi tiết hơn về ngành học đang “hot” này nhé!
Ngành Marketing là gì?
- Ngành đào tạo: MARKETING
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thời gian đào tạo: 4 năm
- Mã ngành Marketing: 7340115
Ngành Marketing đào tạo một cách hệ thống kiến thức nền tảng về Marketing hiện đại, bao gồm các khía cạnh: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,…với các môn học chuyên ngành Marketing cụ thể như Quản trị marketing, Quản trị bán hàng, Hành vi người tiêu dùng, Chiến lược sản phẩm, Chiến lược giá và phân phối, Quảng cáo và khuyến mãi, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, PR,…
Theo học Marketing, sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng về kinh doanh và marketing như: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,…
Ngành Marketing học trường nào? Thi khối nào?
Sau đây, Isinhvien sẽ đưa ra bảng gợi ý một số trường đại học đào tạo ngành Marketing nổi tiếng và các khối thi để các bạn tham khảo và xét tuyển nhé!
STT | Khu vực Miền Bắc | Khu vực Miền Nam |
---|---|---|
1 | Trường Đại Học Bưu Chính Viễn Thông (PTIT) Ngành đào tạo: Marketing Khối xét tuyển: D01, A01, A00 | Trường Đại Học Kinh Tế TP-HCM (UEH) Ngành đào tạo: Marketing Khối xét tuyển: A00, A01, D01, D07 |
2 | Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (NEU) Ngành đào tạo: Marketing Khối xét tuyển: D01, A01, A00, D07 | Trường Đại Học Tài Chính – Marketing Ngành đào tạo: Marketing Khối xét tuyển: A00, A01, D01, D96 |
3 | Trường Đại Học Thương Mại Ngành đào tạo: Marketing thương mại Khối xét tuyển: D01, A01, A00 | Trường Đại Học Công Nghiệp (IUH) Ngành đào tạo: Marketing Khối xét tuyển: A01, C01, D01, D96 |
4 | Trường Đại Học Quốc Tế (RMIT) Hà Nội Ngành đào tạo: Digital Marketing Điều kiện xét tuyển: Tốt nghiệp THPT với điểm trung bình lớp 12 từ 7.0/10.0. Hoàn thành chương trình UniSTART tại RMIT Tiếng Anh đạt 01 trong 05 yêu cầu sau đây:Hoàn thành lớp Cao cấp (Advanced) của Chương trình tiếng Anh Dự bị Đại học tại RMIT IELTS (Học thuật) đạt 6.5+ (không kỹ năng nào dưới 6.0) TOEFL iBT đạt 79+ (Điểm tối thiểu từng kỹ năng: Đọc 13, Nghe 12, Nói 18, Viết 21) Pearson Test of English (Học thuật) đạt 58+ (không kỹ năng giao tiếp nào dưới 50) Cambridge English: Advanced (CAE) hoặc Proficiency (CPE) đạt 176+ (không kỹ năng nào dưới 169) | Trường Đại Học Quốc Tế (RMIT) Nam Sài Gòn Ngành đào tạo: Digital Marketing Điều kiện xét tuyển: Tốt nghiệp THPT với điểm trung bình lớp 12 từ 7.0/10.0. Hoàn thành chương trình UniSTART tại RMIT Tiếng Anh đạt 01 trong 05 yêu cầu sau đây:Hoàn thành lớp Cao cấp (Advanced) của Chương trình tiếng Anh Dự bị Đại học tại RMIT IELTS (Học thuật) đạt 6.5+ (không kỹ năng nào dưới 6.0) TOEFL iBT đạt 79+ (Điểm tối thiểu từng kỹ năng: Đọc 13, Nghe 12, Nói 18, Viết 21) Pearson Test of English (Học thuật) đạt 58+ (không kỹ năng giao tiếp nào dưới 50) Cambridge English: Advanced (CAE) hoặc Proficiency (CPE) đạt 176+ (không kỹ năng nào dưới 169) |
5 | Học Viên Tài Chính Hà Nội Ngành đào tạo: Marketing Khối xét tuyển: D01, A01, A00 | Đại Học Kinh Tế – Luật (UEL) Ngành đào tạo: Marketing Khối xét tuyển: A00, A01, D01 |
Chương trình đào tạo của ngành Marketing
Chương trình đào tạo của ngành Marketing cũng giống như các ngành khác sẽ gồm hai phần: Các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.
Môn học đại cương
- Đại số tuyến tích và giải tích
- Môi trường
- Quản trị học
- Tâm lý học
- Nhập môn công nghệ thông tin
- Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin
- Đường lối lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
- Tư Tưởng Hồ Chí Minh
- Tiếng anh chuyên ngành bắt buộc
Môn học chuyên ngành
- Đạo đức và trách nhiệm xã hội trong Marketing
- Hành vi tiêu dùng
- Kinh tế lương
- Kinh tế (vi mô, vĩ mô)
- Marketing (căn bản, dịch vụ, quốc tế)
- Nghiên cứu Marketing
- Nguyên lí kế toán
- Nguyên lí thống kê kinh tế
- Phân tích dữ liệu
- Quản trị (bán hàng, chất lượng, chiến lược, kinh doanh quốc tế, nguồn nhân lực, tài chính, văn phòng)
- Thư tín giao dịch
- Thương mại điện tử
- Văn hóa doanh nghiệp.
Học ngành Marketing ra trường làm gì?
Khác với nhiều ngành khác, bạn sẽ phải cố gắng để có thể kiếm được công việc cùng với chuyên ngành học. Nhưng đối với Marketing, bạn sẽ có thể kiếm được rất nhiều cơ hội làm việc khác nhau như: truyền thông Marketing, quản trị Marketing, Marketing tổng hợp, Marketing quốc tế, chiến lược giá và phân phối, quảng cáo và khuyến mãi, quản trị bán hàng, Marketing dịch vụ.
Ngoài ra, cơ hội nghề nghiệp trong ngành Marketing rất đa dạng. Qua quá trình học, sinh viên sẽ tích lũy được những kiến thức và kỹ năng sâu sắc trong lĩnh vực Marketing cũng như những kỹ năng trong việc phân tích logic, thu thập thông tin. Sinh viên tốt nghiệp ngành Marketing thường được nhận các công việc như: quan hệ công chúng (PR), copywriter, Marketing online, trợ lý truyền thông, quản lý thương hiệu, quan hệ khách hàng,… Đây chỉ là một số gợi ý, thực sự cơ hội nghề nghiệp của ngành Marketing là rất rộng lớn và gần như không giới hạn.
Một số công việc của ngành Marketing có mức lương khá hấp dẫn nhưng đòi hỏi bạn phải những kinh nghiệp, ví dụ như:
- Giám đốc điều hành (General Manager/ Managing Director). Nhiệm vụ là dẫn dắt tổ chức để xây dựng việc kinh doanh và thúc đẩy lợi nhuận cho công ty; phát triển chiến lược, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, ngân sách hàng năm; quản lý vận hành hàng ngày và đảm bảo hoạt động một cách trơn tru, tổ chức có hiệu quả.
- Sales Director (bán hàng): Nhiệm vụ là phân loại danh mục sản phẩm và xây dựng chiến lược bán hàng phù hợp cho từng danh mục thành kênh phù hợp; Xây dựng phát triển năng lực bán hàng để nâng cao năng lực của lực lượng bán hàng; Phát triển đội ngũ vận hành bán hàng để hỗ trợ quản lý hiệu suất và cải thiện giao tiếp cũng như theo dõi KPI.
- Giám đốc phát triển kinh doanh (Business Development Manager): Nhiệm vụ là xây dựng và phát triển chiến lược bằng cách thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và kiểm soát chi phí cho tất cả các hoạt động below the line và above the line; Chủ trì thực hiện kế hoạch, chịu trách nhiệm trực tiếp cho sức khỏe của thương hiệu và hiệu suất thị trường; Quản lý hoạt động bán hàng, hỗ trợ chiến lược và thúc đẩy mối quan hệ với các khách hàng quan trọng và các mối quan hệ cao cấp.
- Quản lí Marketing thương mại (Trade Marketing Manager): Nhiệm vụ là giám sát các chiến lược Marketing thương mại và thực hiện trên các kênh phù hợp để tăng khối lượng bán hàng & khả năng hiển thị sản phẩm; Thúc đẩy doanh số bán hàng bằng cách thực hiện hoạt động khuyến mãi và giá hợp lý, lập kế hoạch cung và thiết lập các chương trình để thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng.
- Quản lý hoạt động bán lẻ (Retails Operations Manager): Nhiệm vụ là đảm bảo hiệu quả hoạt động của các cửa hàng; Thúc đẩy tăng trưởng khách hàng bằng cách lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động bán hàng và quảng cáo phù hợp; Đảm bảo tuân thủ các hoạt động của cửa hàng với tiêu chuẩn của công ty, với yêu cầu của pháp luật.
Mức lương hấp dẫn của ngành Marketing
Mức lương của ngành Marketing khá hấp dẫn như một cử nhân chuyên ngành Marketing dao động từ 40.800 đến 79.600 USD/năm. Tùy theo kinh nghiệm và vị trí công việc mà có mức lương khác nhau.
Trên đây, là những thông tin về ngành Marketing là gì, chương trình đào tạo và cơ hội việc làm ngành Marketing sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Hãy nhớ theo dõi và cập nhật những bài viết về ngành học của Isinhvien, bạn nhé!
Bài viết khác liên quan đến Khối ngành khoa học xã hội
- Ngành Báo chí là gì? – Cơ hội việc làm và chương trình đào tạo
- Ngành Tâm lý học là gì? Chương trình đào tạo và cơ hội việc làm
- Ngành Xã hội học là gì? Cơ hội việc làm của ngành Xã hội học
- Ngành Công tác xã hội là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
- Ngành Chính trị học là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
- Ngành Quan hệ quốc tế là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
- Ngành Hành chính học là gì? Chương trình đào tạo và cơ hội việc làm
- Ngành Luật là gì? Cơ hội việc làm của ngành Luật ra sao?
- Ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước là gì? Cơ hội việc làm ra sao?
- Ngành Địa lý học là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
- Ngành kinh doanh quốc tế là gì? Ra trường làm gì? Mức lương thế nào?
- Ngành Quan hệ công chúng là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành truyền thông đa phương tiện là gì? Làm gì? Lương bao nhiêu?