Ngành đào tạo

Ngành Chính trị học là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường

Ngành Chính trị học là gì? Chương trình đào tạo thế nào? Ra trường làm gì? Mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây. Nếu bạn là người muốn bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước thì hãy tìm hiểu về ngành Chính trị học này nhé!

Ngành Chính trị học là gì?

  • Ngành đào tạo: Chính trị học (Political Science)
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Chính trị học là ngành khoa học nghiên cứu về chính trị và quyền lực từ các góc độ trong nước, quốc tế và so sánh. Nó đòi hỏi sự hiểu biết về các ý tưởng chính trị, hệ tư tưởng, thể chế, chính sách, quy trình và hành vi, cũng như các nhóm, giai cấp, chính phủ, ngoại giao, luật pháp, chiến lược và chiến tranh. Nền tảng về khoa học chính trị có giá trị cho quyền công dân và hành động chính trị, cũng như cho sự nghiệp tương lai trong chính phủ, luật, kinh doanh, truyền thông hoặc dịch vụ công.


Ngành Chính trị học là gì?
Ảnh minh họa – Ngành Chính trị học là gì?

Mục tiêu đào tạo ngành Chính trị học

Mục tiêu đào tạo ngành Chính trị học giúp người học nắm vững thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống tri thức nền tảng của lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.

Mục tiêu đào tạo ngành Chính trị học đặc biệt là các lĩnh vực gần với Chính trị học, trên cơ sở đó có khả năng vận dụng lý luận, phương pháp và các kỹ năng nghề nghiệp của ngành Chính trị học trong các lĩnh vực hoạt động có liên quan của đời sống xã hội.

Ngoài ra, mục tiêu đào tạo ngành này còn giúp gia tăng đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công dân, tích cực tham gia sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Những tố chất khi học ngành Chính trị học

Để học tốt ngành Chính trị học, bạn cần có những tố chất sau:


  • Có thái độ đúng đắn và ý thực tự giác về nghề nghiệp.
  • Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt.
  • Có ý thực phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
  • Có thái độ nghiêm túc, cầu thị, phong cách khoa học và chuẩn mực trong hoạt động chuyên môn.

Cơ sở đào tạo ngành Chính trị học

Ngành Chính trị học là một ngành học đòi hỏi sự đam mê về chính trị, tư tưởng,… Dưới đây là các cơ sở đào tạo ngành Chính trị học:

  • Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG Hà Nội
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Đại học Thủ đô Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Đại học Hải Dương
  • Đại học Nội vụ
  • Đại học Thành Đông
  • Đại học Tân Trào
  • Đại học Vinh
  • Đại học Hà Tĩnh
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Trà Vinh

Ngành Chính trị học ra trường làm gì?

Sau khi học xong các bạn có thể làm việc trong các đơn vị liên quan. Dưới đây là cơ hội việc làm ngành Chính trị học sau khi ra trường bạn có thể tham khảo:


  • Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;
  • Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế – xã hội;
  • Làm công tác nghiên cứu ở các cơ quan lí luận chính trị;
  • Làm phóng viên, biên tập viên bình luận thời sự, chính trị tại các báo, đài trung ương và địa phương;
  • Làm công tác nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học trong hệ thống trường Đảng, các trường đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

Chương trình đào tạo ngành Chính trị học

Môn học đại cương

  1. Triết học Mác – Lê nin
  2. Kinh tế chính trị Mác – Lê nin 
  3. Chủ nghĩa xã hội khoa học   
  4. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  5. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  6. Ngoại ngữ B1
  7. Tiếng Anh B1 
  8. Tiếng Trung B1
  9. Giáo dục thể chất
  10. Giáo dục quốc phòng – an ninh
  11. Các phương pháp nghiên cứu khoa học
  12. Nhà nước và pháp luật đại cương
  13. Lịch sử văn minh thế giới
  14. Cơ sở văn hoá Việt Nam
  15. Xã hội học đại cương
  16. Tâm lí học đại cương
  17. Lôgic học đại cương
  18. Tin học ứng dụng
  19. Kỹ năng bổ trợ

Môn học chuyên ngành

  1. Khoa học tổ chức
  2. Chính trị và chính sách
  3. Đảng chính trị
  4. Lịch sử học thuyết chính trị
  5. Phương pháp nghiên cứu chính trị học
  6. Chính trị và truyền thông
  7. Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh
  8. Nhập môn Chính trị quốc tế
  9. Báo chí truyền thông đại cương
  10. Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội
  11. Lịch sử Việt Nam đại cương
  12. Nhập môn Quan hệ quốc tế
  13. Quan hệ công chúng đại cương
  14. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  15. Dân số học đại cương
  16. Tâm lý học chính trị
  17. Xã hội học tôn giáo
  18. Thực hành nghiên cứu xã hội
  19. Văn hóa chính trị Việt Nam
  20. Chính sách công của Việt Nam
  21. Chính trị học so sánh
  22. Chính trị Việt Nam thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
  23. Chính sách đối ngoại của Việt Nam

Vậy là các bạn đã cùng với Isinhvien tìm hiểu về ngành Chính trị học là gì, chương trình đào tạo và cơ hội việc làm ngành Chính trị học sau khi ra trường,… Các bạn có thể tìm hiểu thêm về các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn và chúc bạn một ngày vui vẻ!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành khoa học xã hội


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close