Ngành đào tạo

Ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình là gì? Làm gì? Lương bao nhiêu?

Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không và cơ hội việc làm ra sao. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

Ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình là gì?

  • Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ ĐIỆN ẢNH, TRUYỀN HÌNH
  • Tên tiếng Anh: Film and Video Production Technology
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Văn hóa nghệ thuật
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình là ngành kết hợp giữa lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số và lĩnh vực nghệ thuật. Ngành này cung cấp các kiến thức kỹ thuật, kỹ xảo về hình ảnh động, xây dựng kịch bản cho hoạt cảnh, quy trình công nghệ sản xuất phim. Bằng cách ứng dụng các thiết bị, phương pháp ghi lại, tái tạo các hình ảnh động và hiệu ứng âm thanh để tạo nên những cảnh phim đắt giá.


Các chuyên ngành được đào tạo của Công nghệ điện ảnh, truyền hình gồm:

  • Dựng phim
  • Sản xuất phim điện ảnh
  • Phổ biến phim điện ảnh
  • Sản xuất phim truyền hình
  • Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng truyền hình
Ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình là gì? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?
Ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình là gì?

Mục tiêu đào tạo của ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình

Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình có đầy đủ những kiến thức tổng thể về sân khấu, điện ảnh, truyền hình cũng như về cách dự phim, sản xuất điện ảnh, kỹ thuật truyền dẫn phát sóng truyền hình…

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình là trang bị cho sinh viên:

  • Kiến thức liên quan đến các kỹ xảo làm phim với những tình huống khác nhau để vận dụng vào thực tế, kỹ năng về thiết kế, thi công sân khấu 3D, …
  • Trang bị kiến thức để thực hiện các công việc của một nhà sáng tạo nội dung chuyên nghiệp, tạo ra các sản phẩm phục vụ cho ngành công nghiệp giải trí, xây dựng dấu ấn và phong cách cá cho người nổi tiếng…
  • Đào tạo các kiến thức/ kỹ năng/ nền tảng khác như: Thiết kế bìa, tạp chí, dàn trang, luật điện ảnh, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tổ chức công việc…và các kỹ năng nghiệp vụ để truyền thông cho các sản phẩm đa phương tiện, gây dấu ấn với khán giả và cộng đồng. 

Các khối thi xét tuyển ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình

Ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình xét tuyển các tổ hợp môn sau:


  • S00 (Ngữ văn – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA 2)
  • S01 (Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2)
  • H00 (Ngữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 2)
  • H01 (Toán, Ngữ văn, Vẽ)
  • V00 (Toán, Vật lí, Vẽ Hình họa mỹ thuật)
  • V01 (Toán, Ngữ văn, Vẽ Hình họa mỹ thuật)

Những tố chất khi học ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Có sự cảm nhận tốt về hình ảnh, trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo và tư duy logic.
  • Có sự kiên nhẫn, đặc biệt khả năng làm việc dưới áp lực cao.
  • Là người giàu cảm xúc, tinh tế.
  • Có kiến thức rộng về ngành công nghiệp điện ảnh, truyền hình, sử dụng thành thạo các phần mềm âm thanh, dựng phim để phục vụ tốt cho công việc.
  • Có khả năng sắp xếp kịch bản và hình ảnh hợp lý trong quá trình dựng phim.
  • Có kiến thức về nhiếp ảnh cũng như các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, phối cảnh.
  • Có kỹ năng xử lý tình huống và giao tiếp tốt.
  • Có một quan điểm nghệ thuật riêng.
  • Có đạo đức nghề nghiệp và có một quan điểm nghệ thuật riêng.

Điểm chuẩn ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình là bao nhiêu?

Trong những năm qua, điểm trúng tuyển ngành này luôn ở mức trung bình. Điểm chuẩn ngành này dao động trong khoảng từ 13,5 – 15 điểm. Đây được xem mức điểm khá dễ cho những bạn có đam mê và mong muốn theo đuổi ngành này.


Cơ sở đào tạo ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình uy tín hiện nay:

  • Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Cơ hội việc làm ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình có thể thực hiện các công việc sau:

  • Chuyên gia thiết kế tại các công ty sản xuất phim hoạt hình manga, truyện tranh, công ty thiết kế game, phim quảng cáo, đài truyền hình, truyền thông thương hiệu;
  • Có khả năng tổ chức thành lập công ty sản xuất phim hoạt hình;
  • Làm việc với các vị trí thiết kế hoặc quản lý thiết kế phim hoạt hình tại các công ty trong và ngoài nước;
  • Học tập nâng cao trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ và tham gia giảng dạy tại các trường đại học có ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình.

Với các vị trí công việc trên, các bạn có thể làm việc tại các đơn vị sau:


  • Các khu vực phim trường;
  • Các xưởng phim, đài truyền hình…
  • Các đơn vị công ty truyền thông hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phim, tổ chức sự kiện;
  • Làm việc tại các cơ quan báo chí điện tử;
  • Có thể mở dịch vụ riêng.
Ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình là gì? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?
Cơ hội việc làm ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình

Mức lương ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình

Dưới đây là mức thu nhập trung bình của ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình mà Isinhvien đã tổng hợp được:

  • Đối với những bạn sinh viên mới ra trường làm việc tại vị trí thiết kế, dựng phim tại các đơn vị sản xuất phim tư nhân, các công ty truyền thông sẽ có mức lương khoảng 6 triệu đến 8 triệu, dựng phim và thiết kế ở mức đơn giản, không đòi hỏi quá cao.
  • Đối với những bạn đã có kinh nghiệm từ 2 năm đến 3 năm sẽ có mức lương từ 8 triệu đến 10 triệu/tháng.
  • Nhân viên dựng phim tại các đài truyền hình, đơn vị báo chí mức lương khoảng 15 triệu/tháng.
  • Đối với những bạn thường nhận dự án ngoài về làm mức lương hàng tháng có thể lên đến 20 triệu/tháng, thậm chí hơn tùy thuộc vào số lượng dự án nhận về.

Trên đây, là những thông tin về ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình, xét tuyển khối nào, cơ hội việc làm sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành văn hoá nghệ thuật


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close