Ngành đào tạo

Ngành Thông tin – Thư viện là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường

Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Thông tin – Thư viện nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không và cơ hội việc làm ra sao. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Thông tin – Thư viện là gì để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

Ngành Thông tin – Thư viện là gì?

  • Ngành đào tạo: THÔNG TIN – THU VIỆN
  • Tên tiếng Anh: Library and Information Science
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Văn hóa nghệ thuật
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Thông tin – thư viện là ngành đào tạo những chuyên gia về thông tin, lưu trữ, sắp xếp hồ sơ, phân loại thông tin, đánh bút lục, và hướng dẫn tra cứu thông tin. Nắm chắc các hệ quản trị thư viện tích hợp trong việc quản trị thông tin, tư liệu; có khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập, sáng tạo và phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực thông tin – thư viện.


Ngành Thông tin - Thư viện là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
Ngành Thông tin – Thư viện là gì?

Mục tiêu đào tạo của ngành Thông tin – Thư viện

Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân Ngành Thông tin – thư viện có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, có năng lực chuyên môn về xử lý thông tin, tổ chức hệ thống tra cứu, lưu trữ, bảo quản tài liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu , tổ chức các dịch vụ thông tin thư viện, quản trị thông tin, tài liệu,…góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Thông tin – Thư viện là trang bị cho sinh viên những kiến thức về hoạt động thư viện và thông tin từ những vấn đề như: cách tổ chức xây dựng vốn tài liệu, cách lưu trữ và bảo quản tài liệu, đến việc khai thác xử lý thông tin, quản trị thông tin hiệu quả nhằm phục vụ cho mọi nhu cầu của bạn đọc. Giúp sinh viên thông thạo việc tổ chức và quản lý dịch vụ thông tin hoặc các tài liệu cho những người có nhu cầu cập nhật thông tin.


Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị kỹ năng về phân tích, tổng hợp, tạo dựng các sản phẩm thông tin, số hóa tài liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu thư mục và cơ sở dữ liệu toàn văn cùng các sản phẩm thông tin tư liệu đa phương tiện khác phục vụ cho công việc. Có kỹ năng thực hành thành thạo các hoạt động nghiệp như: Xây dựng và phát triển nguồn tin, tổ chức kho và quản lý tài liệu, xử lý thông tin – tài liệu, xây dựng các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện, tổ chức phục vụ người đọc, chia sẻ nguồn lực thông tin; kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng soạn thảo, kỹ năng giao tiếp nói và viết và quản lý.

Ngành Thông tin – Thư viện thi khối nào?

Khối thi đầu vào của ngành Thông tin – Thư viện hết sức đa dạng. Dưới đây là một số gợi ý cho các bạn học sinh tham khảo:

  • Khối A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)
  • Khối C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí)
  • Khối C04 (Toán, Ngữ Văn, Địa Lý)
  • Khối C20 (Ngữ Văn, Địa Lý, Giáo dục công dân)
  • Khối D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
  • Khối D02 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga)
  • Khối D03 ( Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp)
  • Khối D04 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung)
  • Khối D05 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức)
  • Khối D06 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật)
  • Khối D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
  • Khối D79 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức)
  • Khối D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)
  • Khối D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)
  • Khối D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)
  • Khối D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)

Những tố chất khi học ngành Thông tin – Thư viện

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Thông tin – Thư viện. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:


  • Kiên nhẫn, tỉ mỉ.
  • Có khả năng tổ chức, quản lý và sắp xếp công việc.
  • Có trách nhiệm với công việc, tích cực chủ động tìm tòi học hỏi.
  • Sử dụng thành thạo máy vi tính.
  • Sức khỏe tốt, có thể linh động thời gian tăng ca khi cần.
  • Giao tiếp, ngoại ngữ tốt.
  • Luôn đổi mới, sáng tạo trong công việc.

Cơ sở đào tạo ngành Thông tin – Thư viện

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Thông tin – Thư viện uy tín hiện nay:

Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Đại học Văn hóa Hà Nội
  • Đại học Đông Đô
  • Đại học Văn Hóa Hà Nội
  • Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn – Đại học Quốc Gia Hà Nội
  • Đại học Nội vụ
  • Đại học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa
  • Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn – Đại học Quốc Gia TPHCM
  • Đại học Văn Hóa TPHCM
  • Đại học Cần Thơ

Cơ hội việc làm ngành Thông tin – Thư viện

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Thông tin – Thư viện có thể thực hiện các công việc sau:


  • Quản lý thư viện tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp, trường THCS, THPT trên địa bàn cả nước.
  • Xuất bản sách: Bạn có thể sử dụng kiến thức về sách đã học trong nhà trường để lựa chọn và hiệu đính những xuất bản phẩm tại các cơ quan xuất bản, phát hành sách.
  • Lãnh đạo công nghệ thông tin người quyết định việc lựa chọn và ứng dụng những công nghệ tin học cho một doanh nghiệp và tiến hành quản lý cách thức chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong doanh nghiệp đó.
  • Quản lý nội dung thông tin: Chịu trách nhiệm tìm kiếm và tổ chức hệ thống thông tin cho cộng đồng mạng online. Đáp ứng nhu cầu về tra cứu thông tin, tài liệu của người dùng.
  • Quản trị dữ liệu: Chuyên tổ chức, cập nhật và lưu trữ dữ liệu của tổ chức, công ty doanh nghiệp. Hoặc có thể đảm nhiệm việc môi giới cung cấp thông tin cần thiết cho đối tác có nhu cầu.
  • Phân loại dữ liệu: Phân loại và sắp xếp thông tin vào các mục phù hợp cho các công ty thương mại điện tử.
  • Ngoài ra, có thể đảm nhiệm công việc trong các cơ quan thông tin văn hóa của Trung ương đến địa phương, hay công tác tại các trang báo, tạp chí truyền thống, điện tử nhà nước và tổ chức phi chính phủ.
Ngành Thông tin - Thư viện là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
Cơ hội việc làm ngành Thông tin – Thư viện

Mức lương ngành Thông tin – Thư viện

Dưới đây là mức thu nhập trung bình của ngành Thông tin – Thư viện mà Isinhvien đã tổng hợp được:


  • Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm từ 5 – 7 triệu/tháng.
  • Đối với những cá nhân đã có kinh nghiệm làm việc từ 1 – 2 năm là 7,5 – 13 triệu/tháng, tùy theo năng lực của bạn.
  • Đối với cấp quản lý cấp cao, có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên mức lương trung bình từ 13 – 16 triệu/tháng.

Chương trình đào tạo ngành Thông tin – Thư viện

Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

Các môn học đại cương

  1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1
  2. Pháp luật đại cương
  3. Tâm lý học đại cương
  4. Xã hội học đại cương
  5. Lịch sử văn minh thế giới
  6. Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam
  7. Giáo dục Quốc phòng – An ninh
  8. Xã hội thông tin  

Các môn học chuyên ngành

  1. Môi trường và con người
  2. Ngôn ngữ văn hóa
  3. Công nghiệp văn hóa
  4. Văn bản học
  5. Thống kê trong khoa học xã hội
  6. Phương pháp nghiên cứu khoa học
  7. Lịch sử sách
  8. Luật sở hữu trí tuệ
  9. Lưu trữ học đại cương
  10. Quản trị văn phòng
  11. Văn hóa đọc
  12. Xuất bản điện tử
  13. Nhập môn cơ sở dữ liệu
  14. Thiết kế web căn bản
  15. Tổ chức sự kiện
  16. Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản
  17. Cơ sở văn hóa Việt Nam
  18. Thư mục học đại cương
  19. Phát triển tài nguyên thông tin
  20. Định từ khóa và định chủ đề
  21. Phân loại tài liệu
  22. Biên mục mô tả
  23. Tóm tắt, dẫn giải, tổng luận tài liệu
  24. Trụ sở cơ quan thông tin – thư viện
  25. Tổ chức và bảo quản tài liệu
  26. Phần mềm quản trị thông tin
  27. Tổ chức hoạt động thông tin thư mục
  28. Hệ thống lưu trữ và tra cứu thông tin
  29. Tra cứu thông tin
  30. Dịch vụ thông tin – thư viện
  31. Pháp luật thư viện
  32. Thư viện điện tử
  33. Tổ chức và quản lý hoạt động thông tin – thư viện
  34. Lập dự án trong hoạt động thông tin – thư viện
  35. Công tác địa chí trong thư viện công cộng
  36. Thư viện thiếu nhi và thư viện trường phổ thông
  37. Thư viện đại học
  38. Thư viện quân đội
  39. Thông tin phục vụ lãnh đạo và quản lý
  40. Thông tin Khoa học Xã hội và Nhân văn
  41. Thông tin Khoa học và Công nghệ
  42. Marketing trong hoạt động thông tin – thư viện
  43. Giao tiếp trong hoạt động thông tin – thư viện
  44. Khóa luận

Trên đây, là những thông tin về ngành Thông tin – Thư viện, học những môn nào, cơ hội việc làm ngành Thông tin – Thư viện sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành văn hoá nghệ thuật


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close