Ngành đào tạo

Ngành Diễn viên sân khấu kịch hát là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường

Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Diễn viên sân khấu kịch hát nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không và cơ hội việc làm ra sao. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Diễn viên sân khấu kịch hát để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

Ngành Diễn viên sân khấu kịch hát là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
Ngành Diễn viên sân khấu kịch hát là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường

Ngành Diễn viên sân khấu kịch hát là gì?

  • Ngành đào tạo: DIỄN VIÊN SÂN KHẤU KỊCH HÁT
  • Tên tiếng Anh: Acting for Traditional Theatre
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Văn hóa nghệ thuật
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Diễn viên sân khấu kịch hát là ngành học liên quan đến sự diễn xuất trên sân khấu, mục tiêu trở thành những diễn viên nổi tiếng và chuyên nghiệp để xuất hiện trên các bộ phim truyền hình, điện ảnh với các vở diễn nổi tiếng trên cả nước.


Mục tiêu đào tạo của ngành Diễn viên sân khấu kịch hát

Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Diễn viên sân khấu kịch hát trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Diễn viên sân khấu kịch hát, đáp ứng nhu cầu hoạt động biểu diễn trong các lĩnh vực kịch hát dân tộc.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Diễn viên sân khấu kịch hát là trang bị cho sinh viên các kỹ năng về nghệ thuật biểu diễn như:

  • Sự cảm thụ về âm nhạc, khả năng phán đoán, thích ứng nhanh để đảm bảo được tính chân thực trong vai diễn, cách triển khai, ý nghĩa của hành động.
  • Có kỹ năng chuyển thể từ các tác phẩm văn học như tiểu thuyết, truyện ngắn sang nghệ thuật biểu diễn.
  • Được học những bộ môn bổ trợ khác như nghệ thuật hình thể, đại cương sân khấu, văn học, triết học, phương pháp sân khấu truyền thông, thanh nhạc, múa…
  • Biết cách phân tích và đánh giá nhân vật, nghiên cứu những vai diễn thích hợp.

Bên cạnh đó, sinh viên còn được nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống các kiến thức chung, kiến thức cơ sở và kiến thức ngành Diễn viên sân khấu kịch hát ở trình độ đại học. Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.


Các khối thi xét tuyển ngành Diễn viên sân khấu kịch hát

Ngành Diễn viên sân khấu kịch hát sẽ thi khối S, hiện nay được chia thành 2 khối nhỏ sau:

  • Khối S00 (Ngữ văn – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA 2)
  • Khối S01 (Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2)

Những tố chất khi học ngành Diễn viên sân khấu kịch hát

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Diễn viên sân khấu kịch hát. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Có khả năng diễn xuất. Đây là yếu tố quan trọng nhất vì công việc chính của một diễn viên chính là hóa thân vào nhân vật. Chỉ khi có khả năng diễn xuất thì bạn mới có thể hòa nhập với vai diễn và thể hiện được ý đồ của đạo diễn
  • Có niềm đam mê nghệ thuật, yêu thích diễn xuất
  • Có khả năng điều khiển cảm xúc, khả năng tưởng tượng
  • Nhanh nhẹn, hoạt bát, tự tin thể hiện trước đám đông
  • Hoạt ngôn, có khả năng thay đổi giọng điệu cho tương thích với từng tình huống
  • Có khả năng xử lý vấn đề linh hoạt
  • Luôn thay đổi, làm mới bản thân để phù hợp với nhiều vai diễn khác nhau
  • Chịu được áp lực công việc
  • Biết phối hợp với bạn diễn để hoàn thành tốt công việc
  • Biết lắng nghe góp ý từ người khác để thay đổi bản thân ngày một tốt hơn

Cơ sở đào tạo ngành Diễn viên sân khấu kịch hát

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Diễn viên sân khấu kịch hát uy tín hiện nay:


Khu vực miền Bắc:

  • Đại Học Sân Khấu – Điện Ảnh Hà Nội

Khu vực miền Nam:

  • Đại Học Sân Khấu – Điện Ảnh TPHCM

Cơ hội việc làm ngành Diễn viên sân khấu kịch hát

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Diễn viên sân khấu kịch hát có thể thực hiện các công việc sau:

  • Làm diễn viên diễn xuất trong các bộ phim truyền hình, phim điện ảnh,…
  • Diễn xuất trên các sân khấu biểu diễn nghệ thuật,…
  • Làm việc trong các đơn vị sản xuất phim, các xưởng phim,…
  • Làm việc trong các đoàn biểu diễn nghệ thuật từ trung ương đến địa phương
  • Làm trợ lý đạo diễn, tuyển chọn diễn viên cho các chương trình phim ảnh, kịch hát
  • Tham gia lồng tiếng trong các bộ phim điện ảnh, truyền hình,…
  • Làm việc trong các công ty truyền thông, quảng cáo liên quan đến lĩnh vực sản xuất truyền hình
  • Tham gia giảng dạy trong các trường đào tạo diễn xuất, các trung tâm văn hóa, nghệ thuật,…
Ngành Diễn viên sân khấu kịch hát là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
Cơ hội việc làm ngành Diễn viên sân khấu kịch hát

Mức lương ngành Diễn viên sân khấu kịch hát

Dưới đây là mức thu nhập trung bình của ngành Diễn viên sân khấu kịch hát mà Isinhvien đã tổng hợp được:


  • Đối với những người làm trong các công ty truyền thông ở vị trí xây dựng các chương trình sản xuất thì mức lương khoảng từ 5 – 7 triệu. Nếu làm ở vị trí quản lý thì mức lương có thể cao hơn, từ 8 – 10 triệu
  • Đối với những người làm việc ở các đơn vị truyền hình, sản xuất phim thì mức lương dao động từ 8 – 10 triệu/ tháng
  • Ngoài ra, đối với những người có khả năng và kinh nghiệm diễn xuất trong nghề lâu hơn thì có thể nhận được mức lương cao hơn rất nhiều

Chương trình đào tạo ngành Diễn viên sân khấu kịch hát

Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

Các môn học đại cương

  1. Triết học Mác – Lênin
  2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin
  3. Chủ nghĩa Xã hội Khoa học
  4. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  5. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  6. Tiếng Anh
  7. Tin học
  8. Giáo dục thể chất 1, 2
  9. Giáo dục quốc phòng – An ninh

Các môn học chuyên ngành

  1. Âm nhạc cơ bản
  2. Múa cơ huấn
  3. Hoá trang
  4. Thanh nhạc
  5. Phương pháp sân khấu dân tộc
  6. Ca hát 1
  7. Múa cơ bản 1
  8. Ca hát 2
  9. Biểu diễn 1
  10. Ca hát 3
  11. Biểu diễn 2
  12. Ca hát 4
  13. Biểu diễn 3
  14. Thực tập nghề nghiệp
  15. Khóa luận (hoặc thi) tốt nghiệp

Trên đây, là những thông tin về ngành Diễn viên sân khấu kịch hát, học những môn nào, cơ hội việc làm ngành Diễn viên sân khấu kịch hát sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành văn hoá nghệ thuật


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close