Ngành đào tạo

Ngành Xuất bản là gì? Học gì? Có dễ xin việc không?

Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Xuất bản nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không và cơ hội việc làm ra sao. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Xuất bản để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

Ngành Xuất bản là gì?

  • Ngành đào tạo: XUẤT BẢN
  • Tên tiếng Anh: Publishing
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Văn hóa nghệ thuật
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Xuất bản là ngành chuyên đào tạo những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lý luận và nghiệp vụ xuất bản, giúp người học có khả năng biên tập được các loại bản thảo thông thường; nhằm mục đích phục vụ tốt cho hoạt động nghiệp vụ sau khi ra trường.

Ngành xuất bản hiện nay đã không phải chỉ riêng là học nhằm phục vụ của công tác xuất bản sách, báo, in ấn mà nó còn là tổng hợp của các kiến thức đặc biệt trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Chính vậy, không khó hiểu khi ngành xuất bản đang được nhiều người theo đuổi và coi là sự nghiệp của mình.


Ngành Xuất bản là gì? Học gì? Có dễ xin việc không?
Ngành Xuất bản là gì?

Mục tiêu đào tạo của ngành Xuất bản

Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu chung

Đào tạo chuyên môn về ngành Xuất bản cả về lý thuyết và thực hành, trang bị khối kiến thức tổng hợp cho sinh viên, nhất là kiến thức về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, về thế giới hiện đại, về đất nước và con người Việt Nam, dựa trên các phương diện như: Văn hóa, lịch sử, truyền thống, tâm lý…

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Xuất bản là trang bị cho sinh viên các kiến thức lý thuyết như: Lý thuyết truyền thông, Cơ sở lý luận xuất bản, tiếng việt thực hành, lịch sử xuất bản, bản quyền và thực thi bản quyền trong xuất bản, phong cách học văn bản, ngôn ngữ báo chí, biên tập bản thảo, Biên tập ngôn ngữ văn bản, Biên tập sách chuyên ngành,…Các môn học thực hành sinh viên sẽ được rèn luyện các kỹ năng như trình bày minh họa sách, công nghệ in và sửa bài, dàn trang sách báo, sử dụng máy in và các loại máy móc hiện đại phục vụ cho công tác xuất bản.


Bên cạnh đó, ngành Xuất bản còn đào tạo thêm những kỹ năng khác như:

  • Sử dụng thành thạo các thiết bị hiện đại trong công tác biên tập xuất bản: máy tính, máy in, máy ảnh…
  • Có năng lực tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học để phục vụ học tập và hoạt động thực tiễn về lĩnh vực xuất bản.
  • Tham gia vào các hoạt động đoàn thể chính trị xã hội, công tác văn hoá tư tưởng của Đảng và Nhà nước.

Các khối thi xét tuyển ngành Xuất bản

Ngành Xuất bản xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • Khối A16: Toán Học, Ngữ Văn, KHTN
  • Khối C15: Ngữ Văn, Toán Học, KHXH
  • Khối D01: Ngữ Văn, Toán Học, KHXH
  • Khối D17: Toán Học, Địa Lý, Tiếng Nga
  • Khối R22: Ngữ Văn, Toán Học, điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh

Những tố chất khi học ngành Xuất bản

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Xuất bản. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:

  • Có niềm đam mê với sách và sự nghiệp làm sách;
  • Có khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt thành thạo;
  • Nhạy bén, sáng tạo trong công việc;
  • Có khả năng phát hiện và đánh giá vấn đề tốt;
  • Luôn kiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ;
  • Có khả năng giao tiếp tốt;
  • Luôn có ý tưởng mới;
  • Khả năng phân tích, tổng hợp thông tin nhanh;
  • Kỹ năng biên tập tốt.

Cơ sở đào tạo ngành Xuất bản

Tại Việt Nam hiện nay, chỉ có một ngôi trường duy nhất đào tạo ngành Xuất bản, đó là Học viện Báo chí – Tuyên truyền.


Cơ hội việc làm ngành Xuất bản

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Xuất bản có thể thực hiện các công việc sau:

  • Biên tập viên: chuyên trực tiếp nhận và chỉnh sửa, hoàn thiện bản thảo của tác giả gửi. Ngoài ra, biên tập viên còn là người đưa ra ý tưởng, mời người cộng tác. Khi bản thảo được chấp nhận, biên tập viên sẽ cùng tác giả chỉnh sửa, điều chỉnh, hoàn thiện nội dung trước khi cuốn sách được chính thức ra mắt bạn đọc.
  • Họa sĩ xuất bản: là người chịu trách nhiệm về khâu thiết kế, trình bày sách bằng các thao tác như vẽ bìa sách, vẽ hình minh họa, lựa chọn khổ sách, kiểu chữ… Họa sĩ cũng giúp điều phối, thẩm định, biên tập phần mỹ thuật và yêu cầu sửa chữa hoặc vẽ lại nếu cần.
  • Kỹ thuật viên chế bản: chuyên sắp xếp, trình bày bố cục bằng các phần mềm chế bản chuyên dụng thành những bìa sách và các trang sách. Kỹ thuật viên chế bản là vị trí phù hợp với những bạn vừa học về đồ họa lại có niềm đam mê với sách và muốn tham gia đóng góp công sức của mình trong ngành Xuất bản.
  • Người sửa bài: Đây là công tác phát hiện và sửa lỗi về chính tả, cấu trúc câu văn trong bản thảo.
  • Người phụ trách, quản lý in ấn: Tiến hành làm việc với các nhà in, theo dõi hoạt động, số lượng và chất lượng in ấn, thời gian giao sách.
  • Nhân viên phát hành: Quản lý khâu nhận sách từ nhà in, sau đó sẽ giới thiệu và phân phối sách tới các đại lý, cửa hàng và tới tay độc giả.
  • Chuyên viên khai thác và giao dịch: Đây là công việc dành cho những người giỏi ngoại ngữ, luôn nhạy bén, am hiểu về luật bản quyền, hoạt động giao dịch bản quyền và thị trường xuất bản.

Mức lương ngành Xuất bản

Dưới đây là mức thu nhập của ngành Xuất bản mà Isinhvien đã tổng hợp được:


  • Đối với sinh viên mới tốt nghiệp và chưa có kinh nghiệm, cần được đào tạo, lương trung bình từ 6 – 8 triệu/tháng
  • Đối với những cá nhân có kinh nghiệm từ 1 – 2 năm, mức lương được hưởng là 8 – 11 triệu/tháng.
  • Đối với vị trí cấp cao như quản lý, Trưởng bộ phận in ấn, giám đốc sản xuất có kinh nghiệm từ 4 – 5 năm, lương trung bình từ 20 – 30 triệu/tháng.

Chương trình đào tạo ngành Xuất bản

Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

Các môn học đại cương

  1. Triết học Mác – Lênin
  2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin
  3. Chủ nghĩa xã hội khoa học
  4. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
  5. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  6. Ngoại ngữ
  7. Tin học đại cương + Tin học ứng dụng
  8. Giáo dục thể chất
  9. Giáo dục quốc phòng – an ninh

Các môn học chuyên ngành

  1. Lý thuyết truyền thông
  2. Cơ sở lý luận xuất bản
  3. Lịch sử xuất bản sách
  4. Tiếng Việt thực hành
  5. Phong cách học văn bản
  6. Tin học ứng dụng trong biên tập – xuất bản
  7. Quan hệ công chúng trong hoạt động xuất bản
  8. Các loại hình báo chí hiện đại
  9. Công chúng truyền thông
  10. Ngôn ngữ báo chí
  11. Tổ chức bản thảo
  12. Biên tập bản thảo
  13. Trình bày minh họa sách
  14. Công nghệ in và sửa bài
  15. Biên tập ngôn ngữ văn bản
  16. Quản lý nhà nước về xuất bản
  17. Quản trị doanh nghiệp xuất bản
  18. Biên tập sách chính trị – pháp luật
  19. Biên tập sách dịch
  20. Biên tập sách thiếu nhi
  21. Marketing xuất bản
  22. Biên tập tạp chí
  23. Biên tập sách tra cứu – chỉ dẫn
  24. Thực tập tốt nghiệp

Trên đây, là những thông tin về ngành Xuất bản là gì, học những môn nào, cơ hội việc làm ngành Xuất bản sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành văn hoá nghệ thuật


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close