Ngành Thiết kế đồ họa là gì? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?
Ngành Thiết kế đồ họa là gì? Thi khối nào, học trường nào? Học những gì? Ra trường làm gì?,… Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây, Isinhvien sẽ giải đáp tất cả để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này!
Ngành Thiết kế đồ họa là gì?
- Ngành đào tạo: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
- Tên tiếng Anh: Graphic Designer
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thuộc khối ngành: Văn hóa nghệ thuật
- Thời gian đào tạo: 4 năm
Thiết kế đồ họa là ngành liên quan đến việc xây dựng những ý tưởng trong việc sử dụng các loại phần mềm hỗ trợ việc xây dựng các thương hiệu, chiến lược bằng nhiều hình thức khác nhau như game, website, video, porter, bao bì… cùng với nhiều loại hình khác.
Mục tiêu đào tạo ngành Thiết kế đồ họa
Có thể chia làm làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu chung
Đào tạo sinh viên có kiến thức, kỹ năng về nền tảng nghệ thuật và phương pháp thiết kế, các kỹ thuật ứng dụng và sử dụng công nghệ trong thiết kế đồ họa, xu hướng phát triển các ứng dụng đồ họa trên thế giới…
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu đào tạo ngành Thiết kế đồ họa giúp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về nghệ thuật: mỹ thuật, hội họa, tin học ứng dụng đồ họa truyền thông và đồ họa kỹ thuật số, nguyên lý thiết kế đồ họa; nắm vững kiến thức về thiết kế nhận diện thương hiệu và sử dụng thành thạo các phần mềm máy tính và các phần mềm thiết kế 2D-3D. Sinh viên dễ dàng tiếp cận các tài liệu, phần mềm thiết kế cũng như nắm bắt xu hướng thiết kế trên thế giới.
Với những môn học bổ trợ, rèn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy… giúp sinh viên có khả năng đáp ứng tốt những yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo, giải trí hiện đại trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp có khả năng kết hợp giữa thiết kế với truyền thông, mỹ thuật, thương mại để đáp ứng tốt những yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại.
Ngành Thiết kế đồ họa thi khối nào?
Ngành Thiết kế đồ họa xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00 (Toán; Lý; Hóa)
- A01 (Toán; Lý; Anh)
- D01 (Toán; Văn; Anh)
- C00 (Văn; Sử; Đại)
- TH1 (Toán; Văn; Tin học)
- V00 (Toán, Vẽ, Vẽ)
- H00 (Toán; Văn; Vẽ)
Những tố chất khi học ngành Thiết kế đồ họa
Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Thiết kế đồ họa. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:
- Có khả năng sáng tạo trong khuôn khổ: Sáng tạo là điều bắt buộc bạn phải có để tồn tại trong môi trường khao khát sự mới lạ của lĩnh vực đồ họa. Tuy nhiên, bạn sẽ không được sáng tạo “bay cao bay xa” theo ý thích mà sẽ phải chịu sự quản lý và kiểm soát của sếp, công ty hoặc đối tác.
- Yêu thích hình ảnh và màu sắc: Nếu bạn yêu thích những tấm ảnh đẹp hay say mê ngắm nhìn những banner quảng cáo đầy màu sắc thì ngành Thiết kế đồ họa sẽ rất phù hợp với bạn.
- Không thích công việc nhàn hạ: Thiết kế đồ họa chưa bao giờ là công việc “ngồi chơi xơi nước”. Công việc này đòi hỏi sự sáng tạo cao nên chắc chắn không hề nhẹ nhàng. Bạn nên chuẩn bị tinh thần chịu đựng áp lực và căng thẳng mỗi khi bí ý tưởng nhưng vẫn phải chạy deadline hàng tháng.
- Chấp nhận làm hơn 8 tiếng một ngày: Nếu bạn mong muốn có một công việc ngày làm 8 tiếng thì ngành học Thiết kế đồ họa không dành cho bạn. Thời gian làm công việc này khá linh động. Nếu biết sắp xếp công việc thì bạn thậm chí có thể làm ít hơn 8 tiếng một ngày. Tuy nhiên, nếu gần đến deadline mà bạn vẫn chưa có ý tưởng hoặc bản phác thảo nào để gửi cho sếp thì phải chịu cảnh thức khuya dậy sớm chạy deadline. Đối với những dự án lớn thì việc bạn phải làm tăng ca để theo kịp tiến độ là điều hoàn toàn bình thường.
- Luôn không ngừng học hỏi: Thiết kế đồ họa là một ngành học thường xuyên được cập nhật các xu hướng thiết kế mới nên bạn phải luôn học hỏi để theo kịp dòng chảy của ngành.
- Sẵn sàng học ngoại ngữ: Nếu muốn du học ngành Thiết kế đồ họa thì học ngoại ngữ là điều hiển nhiên nhưng ngay cả khi bạn học ngành này tại Việt Nam thì ngoại ngữ cũng rất cần thiết để bạn có thể tự trau dồi thêm kỹ năng và học hỏi xu hướng thiết kế mới.
Cơ sở đào tạo ngành Thiết kế đồ họa
Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Thiết kế đồ họa uy tín hiện nay:
Khu vực miền Bắc:
- Đại học Mỹ thuật Việt Nam
- Đại học Kiến trúc Hà Nội
- Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
- Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu (Cơ sở Hà Nội)
- Viện Đại học Mở Hà Nội
- Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Hòa Bình
- Đại học FPT
- Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
- Đại học Hòa Bình
- Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Nguyễn Trãi
- Đại học Kinh Bắc
- Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
Khu vực miền Trung:
- Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
- Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế
- Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị
Khu vực miền Nam:
- Đại học Kiến trúc TP.HCM
- Đại học Mỹ thuật TP.HCM
- Đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Công nghệ TP.HCM
- Đại học Hoa Sen
- Đại học Văn Lang
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Nguyễn Tất Thành
Cơ hội việc làm ngành Thiết kế đồ họa
Học ngành Thiết kế đồ họa ra trường làm gì? Isinhvien sẽ giới thiệu một số công việc để bạn tham khảo:
- Thiết kế đồ hoạ: Đây là công việc hầu hết các bạn sinh viên ra trường đều sẽ đảm nhận, cụ thể các bạn sẽ làm việc tại các lĩnh vực liên quan đến thiết kế như: Thiết kế logo, menu, catalogue, brochure, nhãn sản phẩm, thiết kế bảng hiệu, triển lãm, các vật phẩm quảng cáo, infographic, hộp đèn, bandroll, thiết kế dàn trang bìa sách, tạp chí…
- Thiết kế web – App: Thiết kế giao diện người dùng như giao diện website, máy tính, điện thoại, thiết kế app, banner tĩnh, banner động, banner quảng cáo trực tuyến…
- Đồ họa 3D: Thiết kế nhân vật hoạt hình, các bản vẽ kỹ thuật 2D – 3D, thiết kế trang trí nội thất…
- MultiMedia: Thực hiện các dự án phim quảng cáo, dựng phim, xử lý các hiệu ứng, âm thanh cho MV ca nhạc, các phóng sự truyền hình, phát thanh…
- Giảng viên: Sau khi được đào tạo chuyên ngành thiết kế đồ hoạ, cùng một số kĩ năng giao tiếp, sư phạm… học viên hoàn toàn có thể làm giảng viên giảng dạy tại các trường học, trung tâm, CLB về thiết kế để truyền đạt kiến thức của mình.
Khi có đủ năng lực làm những công việc trên, sinh viên dễ dàng xin việc tại các đơn vị:
- Công ty chuyên sản xuất những mặt hàng liên quan đến thiết kế thời trang, hàng tiêu dùng;
- Công ty chuyên sản xuất các ấn phẩm báo chí, xuất bản sách;
- Công ty thiết kế về xây dựng, trang trí nội thất, kiến trúc;
- Công ty chuyên về thiết kế web, thiết kế đồ họa;
- Công ty chuyên về quảng cáo, sản xuất phim, các đài truyền hình, studio.
Bên cạnh đó, khi đã có những kinh nghiệm cần thiết, bạn hoàn toàn có thể trở thành 1 Freeelancer tự nhận dự án của các công ty, tổ chức…
Mức lương ngành Thiết kế đồ họa
Dưới đây là mức thu nhập của ngành Thiết kế đồ họa mà Isinhvien đã tổng hợp được:
- Đối với sinh viên mới ra trường sẽ có mức lương từ 5 – 7tr/tháng.
- Đối với những người có kinh nghiệm từ 2 đến 3 năm sẽ có mức lương là từ 10 – 15 triệu/tháng.
- Đối với những nhà thiết kế có kinh nghiệm lâu năm thì mức lương rơi vào khoảng 20 – 25 triệu/tháng.
Chương trình đào tạo ngành Thiết kế đồ họa
Chương trình đào tạo của ngành này có thể chia làm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành
Các môn học đại cương
- Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin
- Tư tưởng HCM
- Đường lối CM của Đảng CSVN
- Đường lối văn hóa-văn nghệ của Đảng CSVN
- Lịch sử Triết học
- Pháp luật đại cương & Phòng chống tham nhũng
- Cơ sở văn hóa Việt nam
- Lịch sử Mỹ thuật Việt nam 1
- Lịch sử Mỹ thuật Thế giới 1
- Mỹ học đại cương
- Lịch sử Mỹ thuật Ứng dụng
- Thẩm mỹ Công nghiệp
- Tiếng Anh
- Tin học cơ bản
- Tin học chuyên ngành
- PP nghiên cứu khoa học
- Nghệ thuật học đại cương
- Giáo dục thể chất
- Giáo dục quốc phòng-an ninh
Các môn học chuyên ngành
- Giải phẫu tạo hình
- Xa gần
- Đạc họa
- Hình họa 1
- Hình họa 2
- Hình họa 3
- Hình họa 4
- Hình họa 5
- Hình họa 6
- Cơ sở tạo hình 1
- Cơ sở tạo hình 2
- Cơ sở tạo hình 3
- Vẽ kỹ thuật
- Maketing
- Nguyên lý thị giác
- Nhân trắc học
- Nhiếp ảnh
- Đồ họa tranh in 1
- Đồ họa tranh in 2
- Đồ họa tranh in 3
- Sáng tác Thiết kế 1
- Sáng tác Thiết kế 2
- Sáng tác Thiết kế 3
- Sáng tác Thiết kế 4
- Sáng tác Thiết kế 5
- Sáng tác Thiết kế 6
- Sáng tác Thiết kế 7
- Sáng tác Thiết kế 8
- Sáng tác Thiết kế 9
- Sáng tác Thiết kế 10
- Sáng tác Thiết kế 11
- Sáng tác Thiết kế 12
- Sáng tác Thiết kế 13
- Sáng tác Thiết kế 14
- Sáng tác Thiết kế 15
- Sáng tác Thiết kế 16
- Sáng tác Thiết kế 17
- Sáng tác Thiết kế 18
Trên đây, là những thông tin về ngành Thiết kế đồ họa là gì, cơ hội việc làm ngành Thiết kế đồ họa sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!
Bài viết khác liên quan đến Khối ngành văn hoá nghệ thuật
- Ngành Âm nhạc học là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Bảo tàng học là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Đạo diễn sân khấu là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
- Ngành Đạo diễn điện ảnh – Truyền hình là gì? Học gì? Cơ hội việc làm ra sao?
- Chi tiết ngành Biên kịch sân khấu: Học gì? Cơ hội việc làm ra sao?
- Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống là gì? Ra trường làm gì?
- Chi tiết ngành Chỉ huy âm nhạc: Học gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Điêu khắc là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Nhiếp ảnh là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Chi tiết ngành Thanh nhạc: Học gì? Cơ hội việc làm như thế nào?
- Ngành Biên đạo múa là gì? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?
- Ngành Hội họa là gì? Học gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Quay phim là gì? Các trường đào tạo và cơ hội việc làm
- Ngành Xuất bản là gì? Học gì? Có dễ xin việc không?
- Ngành Huấn luyện múa là gì? Học gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
- Ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Thông tin – Thư viện là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
- Ngành Quản lý văn hóa là gì? Học trường nào? Ra trường làm gì?
- Ngành Lý luận phê bình điện ảnh truyền hình là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Sáng tác âm nhạc là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
- Ngành Diễn viên sân khấu kịch hát là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
- Ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình là gì? Làm gì? Lương bao nhiêu?
- Ngành Piano là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?