Ngành Hội họa là gì? Học gì? Ra trường dễ xin việc không?
Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Hội họa nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không và cơ hội việc làm ra sao. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Hội họa để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!
Ngành Hội họa là gì?
- Ngành đào tạo: HỘI HỌA
- Tên tiếng Anh: Painting
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thuộc khối ngành: Văn hóa nghệ thuật
- Thời gian đào tạo: 4 năm
Ngành Hội họa là một ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật, hiểu một cách đơn giản thì hội họa chính là vẽ tranh mà trong đó các đường nét, màu sắc, kết cấu, hình khối được sắp xếp theo một bố cục để tạo ra một hình ảnh mang tính thẩm mỹ. Người làm trong lĩnh vực hội họa được gọi là họa sĩ, họ sử dụng những cọ bút, màu vẽ để tạo nên những tác phẩm hội họa của mình. Một tác phẩm hội họa sẽ lột tả được những cảm xúc, ý tưởng dựa trên những kỹ thuật vẽ của người họa sĩ. Hội họa gồm có 3 thể loại chính là: Chân dung, Phong cảnh, Tĩnh vật.
Mục tiêu đào tạo của ngành Hội họa
Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo ngành Hội hoạ trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về Hội họa để có năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo.
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu đào tạo ngành Hội họa là trang bị cho sinh viên có kỹ thuật sáng tác các tác phẩm hội hoạ; có khả năng tư duy, phát triển, thể hiện ý tưởng bằng ngôn ngữ hội họa. Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn; những kiến thức cơ bản của ngành Hội họa, cũng như kiến thức khoa học đại cương khác.
Bên cạnh đó, sinh viên còn được rèn luyện để trở thành một con người có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật.
Ngành Hội họa thi khối nào?
Ngành Hội họa xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- H00: Ngữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 2
- H01: Toán, Ngữ văn, Vẽ
- H02: Toán, Vẽ Hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu
- H03: Toán, Khoa học tự nhiên, Vẽ Năng khiếu
- H04: Toán, Tiếng Anh, Vẽ Năng khiếu
- H05: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Vẽ Năng khiếu
- H06: Ngữ văn, Tiếng Anh,Vẽ mỹ thuật
- H07: Toán, Hình họa, Trang trí
- H08: Ngữ văn, Lịch sử, Vẽ mỹ thuật
- M01: Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu
- M02: Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
- M03: Văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
- M13: Toán, Sinh học, Năng khiếu
- V00: Toán, Vật lí, Vẽ Hình họa mỹ thuật
- V01: Toán, Ngữ văn, Vẽ Hình họa mỹ thuật
- V02: VẼ MT, Toán, Tiếng Anh
- V03: VẼ MT, Toán, Hóa
- V05: Ngữ văn, Vật lí, Vẽ mỹ thuật
- V06: Toán, Địa lí, Vẽ mỹ thuật
- V07: Toán, tiếng Đức, Vẽ mỹ thuật
- V08: Toán, tiếng Nga, Vẽ mỹ thuật
- V09: Toán, tiếng Nhật, Vẽ mỹ thuật
- V10: Toán, tiếng Pháp, Vẽ mỹ thuật
- V11: Toán, tiếng Trung, Vẽ mỹ thuật
Những tố chất khi học ngành Hội họa
Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Hội họa. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:
- Bạn cần phải có năng khiếu cũng như sự sáng tạo. Đã là một ngành liên quan đến nghệ thuật thì bạn cũng khó thành công được cho dù cần cù bù thông minh.
- Để trở thành một nhà hội họa, tố chất cần phải có chính là sự đam mêm và sự nghiêm túc theo nghề. Đây là một nghề đòi hỏi sự kiên trì, cần thời gian vì vậy không thể thành công một sớm một chiều được.
- Biết sử dụng thành thạo những công cụ hỗ trợ khi cần thiết bởi đây là những dụng cụ cũng như phương tiện giúp bạn thực hiện những tác phẩm của mình.
- Chăm chỉ, cẩn thận, tỉ mỉ và kiên nhẫn.
Cơ sở đào tạo ngành Hội họa
Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Hội họa uy tín hiện nay:
Khu vực miền Bắc:
- Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
- Đại học Mỹ thuật Việt Nam
Khu vực miền Trung:
- Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế
- Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Khu vực miền Nam:
- Đại học Mỹ thuật TP.HCM
Cơ hội việc làm ngành Hội họa
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Hội họa có thể thực hiện các công việc sau:
- Làm trong các viện bảo tàng: làm phụ trách, quản lý các sản phẩm trưng bày.
- Làm tại các báo và tạp chí Văn hóa: làm việc tại các cơ quan báo chí, phóng viên, biên tập viên.
- Làm trong lĩnh vực kinh doanh: Đối với những bạn quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh vẫn có thể trở thành một nhà môi giới nghệ thuật.
- Một số lĩnh vực khác: bạn còn có thể làm những công việc khác như nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, nhà phê bình nghệ thuật, người đi xin tài trợ, chuyên gia mỹ thuật.
Mức lương ngành Hội họa
Vì đây là một ngành mang đến sự lãng mạng cho người thưởng thức nên mức lương của ngành này thường không có giới hạn. Tuy nhiên Isinhvien cũng sẽ liệt kê một số mức lương phổ biến của ngành này như sau:
- Đối với nhân viên làm việc trong lĩnh vực hội họa sẽ có mức lương khởi điểm là từ 8 đến 10 triệu/tháng.
- Đối với những người có kinh nghiệm từ 1 đến 2 năm sẽ có mức lương là 12 – 15 triệu/tháng.
Chương trình đào tạo ngành Hội họa
Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.
Các môn học đại cương
- Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin 1
- Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê nin 2
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đường lối CM của Đảng CSVN
- Đường lối văn hóa – văn nghệ của Đảng CSVN
- Tiếng Anh 1
- Tiếng Anh 2
- Tiếng Anh 3
- Triết học đại cương
- Pháp luật đại cương và phòng chống tham nhũng
- Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam 1
- Lịch sử Mỹ thuật Thế giới 1
- Mỹ thuật học 1
- Mỹ học đại cương
- PP nghiên cứu khoa học
- Giải phẫu tạo hình
- Xa gần
- Đạc họa
- Nghiên cứu Mỹ thuật cổ
- Giáo dục thể chất
- Giáo dục Quốc phòng – an ninh
Các môn học chuyên ngành
- Hình họa 1
- Hình họa 2
- Hình họa 3
- Trang trí – Bố cục 1
- Trang trí – Bố cục 2
- Hình họa 4
- Hình họa 5
- Hình họa 6
- Hình họa 7
- Hình họa 8
- Hình họa 9
- Hình họa 10
- Hình họa 11
- Trang trí – Bố cục 3
- Trang trí – Bố cục 4
- Sáng tác 1 (Sơn mài)
- Sáng tác 2 (Lụa)
- Sáng tác 3 (Sơn dầu)
- Sáng tác 4 (Sơn dầu)
- Sáng tác 5 (Sơn dầu)
- Sáng tác 6 (Sơn mài)
- Sáng tác 7 (Sơn mài)
- Sáng tác 8 (Lụa)
- Sáng tác 9 (Lụa)
- Sáng tác 10 (Sơn mài)
- Sáng tác 11 (Sơn mài)
- Sáng tác 12 (Sơn mài)
- Sáng tác 13 (Sơn dầu)
- Sáng tác 14 (Sơn dầu)
- Sáng tác tự chọn chất liệu (sơn dầu)
- Sáng tác tự chọn chất liệu (sơn mài)
- Sáng tác tự chọn chất liệu (lụa)
Trên đây, là những thông tin về ngành Hội họa là gì, học những môn nào, cơ hội việc làm ngành Hội họa sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!
Bài viết khác liên quan đến Khối ngành văn hoá nghệ thuật
- Ngành Âm nhạc học là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Bảo tàng học là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Đạo diễn sân khấu là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
- Ngành Đạo diễn điện ảnh – Truyền hình là gì? Học gì? Cơ hội việc làm ra sao?
- Chi tiết ngành Biên kịch sân khấu: Học gì? Cơ hội việc làm ra sao?
- Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống là gì? Ra trường làm gì?
- Chi tiết ngành Chỉ huy âm nhạc: Học gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Điêu khắc là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Thiết kế đồ họa là gì? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?
- Ngành Nhiếp ảnh là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Chi tiết ngành Thanh nhạc: Học gì? Cơ hội việc làm như thế nào?
- Ngành Biên đạo múa là gì? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?
- Ngành Quay phim là gì? Các trường đào tạo và cơ hội việc làm
- Ngành Xuất bản là gì? Học gì? Có dễ xin việc không?
- Ngành Huấn luyện múa là gì? Học gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
- Ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Thông tin – Thư viện là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
- Ngành Quản lý văn hóa là gì? Học trường nào? Ra trường làm gì?
- Ngành Lý luận phê bình điện ảnh truyền hình là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Sáng tác âm nhạc là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
- Ngành Diễn viên sân khấu kịch hát là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
- Ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình là gì? Làm gì? Lương bao nhiêu?
- Ngành Piano là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?