Ngành đào tạo

Ngành Piano là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?

Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Piano nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không và cơ hội việc làm ra sao. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Piano để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!

Ngành Piano là gì?

  • Ngành đào tạo: PIANO
  • Tên tiếng Anh: Piano
  • Trình độ đào tạo: Đại học
  • Thuộc khối ngành: Văn hóa nghệ thuật
  • Thời gian đào tạo: 4 năm

Ngành Piano là ngành đào tạo cử nhân âm nhạc chuyên ngành Piano, có kiến thức về nhạc lý cùng khả năng chơi Piano một cách thông thạo, có đủ năng lực biểu diễn trong các buổi hòa nhạc hay tất cả các chương trình biểu diễn chuyên nghiệp khác.

Ngành Piano là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
Ngành Piano là gì?

Mục tiêu đào tạo của ngành Piano

Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.


Mục tiêu chung

Đào tạo Cử nhân Piano có sức khoẻ, có các kiến thức cơ bản về âm nhạc, cơ hội thực tập, biểu diễn thực tế và định hướng chuyên ngành trong tương lai (Hòa tấu, thính phòng, đương đại,…)

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đào tạo ngành Piano là trang bị cho sinh viên:

  • Kiến thức cơ bản về âm nhạc: Hòa âm, Phân tích tác phẩm, Ký xướng âm, Lịch sử âm nhạc, Phức điệu…
  • Thực tập nghề nghiệp, biểu diễn thực tế ngay trong quá trình học.
  • Định hướng chuyên ngành: Hàn lâm, Thính phòng, Đương đại Pop, Rock, Jazz.

Khối thi xét tuyển ngành Piano

Hiện nay, khối thi vào ngành Piano chỉ có duy nhất khối N00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2.

Những tố chất khi học ngành Piano

Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Piano. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:


  • Có khả năng trình diễn, biểu diễn;
  • Có niềm đam mê nghệ thuật, văn hóa;
  • Thích thể hiện mình thông qua nghệ thuật;
  • Khả năng tư duy và thẩm thấu âm nhạc.
  • Thích học môn âm nhạc.
  • Chăm chỉ và khả năng tự học. 
  • Có năng khiếu, hiểu biết về thanh nhạc: bởi vì bạn phải chọn 2 trong 4 kỹ năng âm nhạc để thi tuyển vào ngành. Vậy nên, hãy chắc chắn rằng mình có đủ “vốn liếng” về tố chất cũng như kỹ năng thanh nhạc để kỳ thi tuyển diễn ra thành công bạn nhé!
  • Giàu cảm xúc, khả năng đồng cảm: tất cả mọi hoạt động nghệ thuật đều đòi hỏi sự lắng đọng, đồng cảm ở người nghệ sĩ. Do đó, giàu tình yêu là một trong những yếu tố hàng đầu để kiến tạo nên sự thành công của một người nghệ sĩ.
  • Thoải mái và tự tin: tham gia ngành Piano, chắc chắn công việc của bạn sẽ là biểu diễn những bản nhạc du dương dưới ánh đèn sân khấu. Do vậy, hãy rèn luyện sự tự tin, bản lĩnh của mình ở nơi đông người ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường để phục vụ cho công việc về sau.

Cơ sở đào tạo ngành Piano

Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Piano uy tín hiện nay:


Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
  • Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

Khu vực miền Trung:

  • Học viện Âm nhạc Huế

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Nhạc viện TP.HCM
  • Đại học Văn Hiến

Cơ hội việc làm ngành Piano

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Piano có thể thực hiện các công việc sau:

  • Trở thành nghệ sĩ biểu diễn độc lập hoặc trong các nhà hát, các cơ sở hoạt động nghệ thuật, âm nhạc;
  • Nghệ sĩ biểu diễn trong các nhà hát, các cơ sở hoạt động nghệ thuật, âm nhạc;
  • Giảng dạy tại các trung tâm nghệ thuật, trường đại học, cao đẳng,…
  • Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu âm nhạc, nghệ thuật văn hóa;
  • Chuyên viên quản lý văn hóa nghệ thuật của các sở ban ngành, thiết chế,…
  • Tư vấn và tổ chức dàn dựng các chương trình, tham gia liên hoan văn nghệ ở các đơn vị, cơ sở;
Ngành Piano là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
Cơ hội việc làm ngành Piano

Mức lương ngành Piano

Ngành Piano là một trong những ngành có mức lương chênh lệch nhau nhiều nhất. Mức lương, catse của mỗi người chơi Piano tùy thuộc nhiều vào độ nổi tiếng, khả năng chơi Piano và kỹ thuật trình diễn. Do đó, sẽ rất khó khi phải đưa ra một con số thống kê chính xác về mức thu nhập của các nghệ sĩ Piano. 


Chương trình đào tạo ngành Piano

Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.

Các môn học đại cương

  1. Triết học Mác – Lênin
  2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin
  3. Chủ nghĩa Xã hội Khoa học
  4. Pháp luật đại cương
  5. Tư tưởng Hồ Chí Minh
  6. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
  7. Tiếng Anh
  8. Môi trường và con người
  9. Tin học
  10. Giáo dục thể chất 1, 2
  11. Giáo dục quốc phòng – An ninh

Các môn học chuyên ngành

  1. Ký xướng âm 1
  2. Piano 1
  3. Piano 2
  4. Ký xướng âm 2
  5. Luật bản quyền
  6. Kỹ thuật đệm đàn
  7. Cơ sở văn hóa Việt Nam
  8. Ký xướng âm 3
  9. Kỹ thuật hòa tấu
  10. Piano 3
  11. Lịch sử âm nhạc phương Tây
  12. Lịch sử nghệ thuật Piano
  13. Hòa tấu 1
  14. Piano 4
  15. Phân tích âm nhạc 1
  16. Piano 6
  17. Hợp xướng 1Âm nhạc truyền thống Việt Nam
  18. Piano 5
  19. Kỹ thuật diễn viên
  20. Nghệ thuật học
  21. Hòa tấu 2
  22. Phân tích âm nhạc 2
  23. Hòa âm
  24. Thực tập nghề nghiệp 1
  25. Thực hành biểu diễn (hợp xướng 1)
  26. Piano 7
  27. Thực tập nghề nghiệp 2
  28. Thực hành biểu diễn (hợp xướng 2)
  29. Hợp xướng 2
  30. Piano 8
  31. Thực hành biểu diễn
  32. Thực tập nghề nghiệp 3

Trên đây, là những thông tin về ngành Piano, học những môn nào, cơ hội việc làm ngành Piano sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!


Bài viết khác liên quan đến Khối ngành văn hoá nghệ thuật


Mới nhất cùng chuyên mục

Back to top button
Close