Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống là gì? Ra trường làm gì?
Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống là gì? Học gì? Cơ hội việc làm khi ra trường thế nào? Nếu bạn đang thắc mắc những câu hỏi này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây, Isinhvien sẽ giải đáp tất cả để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này!
Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống là gì?
- Ngành đào tạo: BIỂU DIỄN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thuộc khối ngành: Văn hóa nghệ thuật
- Thời gian đào tạo: 4 năm
Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống chính là việc thực hiện biểu diễn một chương trình bằng các nhạc cụ dân tộc Việt Nam như sáo, đàn tranh, đàn bầu…Trong đó mỗi nhạc công sẽ chơi một loại nhạc cụ khác nhau.
Mục tiêu đào tạo ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống
Có thể chia làm làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống trình độ đại học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về âm nhạc, về kỹ thuật biểu diễn. Sau khi tốt nghiệp trở thành nhạc công chuyên nghiệp, hoạt động trong các đơn vị nghệ thuật và có khả năng học tiếp ở trình độ cao hơn.
Mục tiêu cụ thể
Trang bị cho sinh viên những kiến thức về kỹ năng biểu diễn, kỹ thuật chơi các loại nhạc cụ như: đàn tranh, đàn bầu, sáo, đàn nhị, tam thập lục, đàn nguyệt và thêm một loại nhạc cụ phụ tự chọn; nghiên cứu, dàn dựng và tổ chức chương trình biểu diễn nhạc cụ truyền thống trong các sự kiện và lễ hội. Sinh viên ngành này còn có cơ hội luyện tập dưới sự hướng dẫn của các thầy, cô là nghệ nhân chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, sinh viên còn có thể giảng dạy các lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn nhạc cụ; nghệ thuật sân khấu cải lương. Xây dựng và quản lý chiến lược, chương trình, dự án, đề án liên quan đến nghệ thuật và sân khấu truyền thống của các dân tộc.
Các khối xét tuyển ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống
Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- N00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2
- N01: Ngữ văn, xướng âm, biểu diễn nghệ thuật
- N02: Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ
- N03: Ngữ văn, Ghi âm- xướng âm, chuyên môn
- N04: Ngữ Văn, Năng khiếu thuyết trình, Năng khiếu
- N05: Ngữ Văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu
- N06: Ngữ văn, Ghi âm- xướng âm, chuyên môn
- N07: Ngữ văn, Ghi âm- xướng âm, chuyên môn
- N08: Ngữ văn , Hòa thanh, Phát triển chủ đề và phổ thơ
- N09: Ngữ văn, Hòa thanh, Bốc thăm đề – chỉ huy tại chỗ
Những tố chất khi học ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống
Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:
- Có đạo đức cũng như lối sống lành mạnh, có tư tưởng vững vàng;
- Say mê với công việc và sự tìm tòi kiến thức trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật;
- Có những kiến thức cơ bản về xã hội, văn hóa Việt Nam, hiểu biết về các loại nhạc cụ nói chung cũng như kỹ năng biểu diễn âm nhạc truyền thống nói riêng;
- Chăm chỉ, kiên nhẫn và sáng tạo;
- Tự tin, năng động và có khả năng giao tiếp tốt;
- Có năng khiếu và thực sự đam mê với âm nhạc;
- Tự tin trên sân khấu, có kỹ năng xử lý những loại nhạc cụ truyền thống.
Cơ sở đào tạo ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống
Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống uy tín hiện nay:
Khu vực miền Bắc:
- Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
- Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội
Khu vực miền Trung:
- Học viện âm nhạc Huế
- Đại học Trà Vinh
Khu vực miền Nam:
- Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ hội việc làm ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống
Cơ hội việc làm Biểu diễn nhạc cụ truyền thống khá đa dạng. Vậy học ngành này ra trường làm gì? Isinhvien sẽ giới thiệu một số công việc để bạn tham khảo:
- Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu âm nhạc, trung tâm đào tạo âm nhạc trên cả nước.
- Trở thành nghệ sĩ biểu diễn độc lập tại các đoàn nghệ thuật, sở văn hóa…
- Làm việc trong các cơ quan truyền hình, xuất bản âm nhạc…
- Nhà kinh doanh âm nhạc như kinh doanh phòng thu âm, hãng thu âm, nhà cung cấp dụng cụ âm nhạc…
- Những nhà xây dựng các chương trình ca nhạc như nhà tài trợ, nhà quảng cáo, kỹ thuật viên âm nhạc…
- Người biểu diễn: nhạc công, người chỉ huy dàn nhạc, người hỗ trợ các ca sĩ, làm ca sĩ…
- Làm tại vị trí người làm nhạc như nhạc sĩ, nhà soạn nhạc…
- Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục liên quan đến các loại nhạc cụ
Mức lương ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống
Dưới đây là mức thu nhập ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống mà Isinhvien đã tổng hợp được:
- Đối với những sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm biểu diễn thì mức lương có thể dao động từ 5 – 6 triệu/tháng
- Đối với những người có thâm niên trong nghề lâu hơn, thành thạo kỹ thuật biểu diễn thì có thể kiếm được 7 – 10 triệu/tháng
Mức thu nhập của những nghệ sĩ còn phục thuộc vào việc nhận chương trình biểu diễn nhiều hay ít, quy mô chương trình như nào.
Chương trình đào tạo ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống
Chương trình đào tạo của ngành này có thể chia làm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.
Các môn học đại cương
- Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
- Tin học đại cương
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Ngoại ngữ
- Đường lối các mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Giáo dục thể chất
- Đường lối văn hóa – văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Giáo dục quốc phòng – an ninh
- Cơ sở văn hóa Việt Nam
Các môn học chuyên ngành
- Lịch sử âm nhạc phương Tây I
- Ký – xướng âm I
- Lịch sử âm nhạc Việt Nam
- Phân tích tác phẩm âm nhạc
- Hòa âm I
- Kiến thức ngành
- Hòa tấu nhạc truyền thống I
- Ca – Hát truyền thống I
- Hòa tấu nhạc truyền thống II
- Ca – Hát truyền thống II
- Hòa tấu nhạc truyền thống III
- Ca – Hát truyền thống III
- Dàn nhạc I
- Ký – Xướng âm nhạc truyền thống
- Dàn nhạc II
Trên đây là những thông tin về ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống là gì, học những môn nào và cơ hội việc làm sau khi ra trường rao sao,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!
Bài viết khác liên quan đến Khối ngành văn hoá nghệ thuật
- Ngành Âm nhạc học là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Bảo tàng học là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Đạo diễn sân khấu là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
- Ngành Đạo diễn điện ảnh – Truyền hình là gì? Học gì? Cơ hội việc làm ra sao?
- Chi tiết ngành Biên kịch sân khấu: Học gì? Cơ hội việc làm ra sao?
- Chi tiết ngành Chỉ huy âm nhạc: Học gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Điêu khắc là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Thiết kế đồ họa là gì? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?
- Ngành Nhiếp ảnh là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Chi tiết ngành Thanh nhạc: Học gì? Cơ hội việc làm như thế nào?
- Ngành Biên đạo múa là gì? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?
- Ngành Hội họa là gì? Học gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Quay phim là gì? Các trường đào tạo và cơ hội việc làm
- Ngành Xuất bản là gì? Học gì? Có dễ xin việc không?
- Ngành Huấn luyện múa là gì? Học gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
- Ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Thông tin – Thư viện là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
- Ngành Quản lý văn hóa là gì? Học trường nào? Ra trường làm gì?
- Ngành Lý luận phê bình điện ảnh truyền hình là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Sáng tác âm nhạc là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
- Ngành Diễn viên sân khấu kịch hát là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
- Ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình là gì? Làm gì? Lương bao nhiêu?
- Ngành Piano là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?