Ngành Huấn luyện múa là gì? Học gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Huấn luyện múa nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không và cơ hội việc làm ra sao. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Huấn luyện múa để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!
Ngành Huấn luyện múa là gì?
- Ngành đào tạo: HUẤN LUYỆN MÚA
- Tên tiếng Anh: Dance teaching
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thuộc khối ngành: Văn hóa nghệ thuật
- Thời gian đào tạo: 4 năm
Ngành Huấn luyện múa là ngành chuyên đào tạo những người trực tiếp huấn luyện múa, hướng dẫn và đào tạo các hoạt động của một đội tuyển hoặc cá nhân. Huấn luyện viên múa có trách nhiệm làm việc với các diễn viên múa, hướng dẫn, đào tạo, khuyến khích và rèn luyện các kỹ năng, phẩm chất, sức khỏe cho người diễn viên múa. Có thể nói nhà huấn luyện viên múa là người đứng sau sự thành công của những màn trình diễn trên sân khấu.
Nghệ thuật múa có nhiều loại hình khác nhau: Múa, khiêu vũ, nhảy… hướng đến hoạt động cơ thể diễn đạt theo âm nhạc để truyền tải nội dung, ý tưởng, tình cảm, suy nghĩ… Đặc trưng của múa là động tác, đội hình đều cách điệu. Múa cũng thường đi đôi với âm nhạc.
Mục tiêu đào tạo của ngành Huấn luyện múa
Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân ngành Huấn luyện múa có khả năng giảng dạy và hướng dẫn học viên thực hiện những điệu múa theo những phong cách khác nhau, có thể đề xuất và giải quyết các vấn đề liên quan đến múa.
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu đào tạo ngành Huấn luyện múa là trang bị cho sinh viên những kiến thức:
- Kiến thức về phương pháp huấn luyện múa cổ điển châu Âu, múa đôi cổ điển, kết cấu múa, phân tích tác phẩm âm nhạc và những kiến thức văn học Việt Nam.
- Kiến thức về phương pháp huấn luyện múa dân gian, múa đương đại, kết cấu múa dân gian đương đại, những kiến thức văn học thế giới.
- Học nâng cao những phương pháp huấn luyện múa, phân tích những tác phẩm múa, kết cấu múa đương đại và kiến thức liên quan đến mỹ học, tâm lý học.
- Kiến thức về lịch sử nghệ thuật múa, nghệ thuật chiếu sáng trên sân khấu.
Ngành Huấn luyện múa thi khối nào?
Ngành Huấn luyện múa thường xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- S00 (Ngữ văn – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA 2)
- S01 (Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2)
Những tố chất khi học ngành Huấn luyện múa
Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Huấn luyện múa. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:
- Thích thể hiện bản thân qua những môn nghệ thuật, nhạy cảm với âm nhạc.
- Có niềm đam mê với nghệ thuật, văn hóa, giàu cảm xúc.
- Có khả năng trình diễn và biểu diễn trên sân khấu, khéo léo với động tác cụ thể và thoải mái tự tin khi ở chỗ đông người.
- Có phương pháp giảng dạy, có tư chất của một giáo viên chuyên nghiệp.
- Nắm được kết cấu chung của một bài tập dành cho các lớp tốt nghiệp, hướng dẫn sinh viên báo cáo học tập.
- Thực hiện hệ thống động tác một cách chính xác, chuẩn mực, biên tập bài múa theo từng học kỳ.
- Có kiến thức về phương pháp giảng dạy từ cơ bản đến nâng cao, cách phân tích động tác cũng như khả năng truyền đạt, hướng dẫn trên lớp.
Cơ sở đào tạo ngành Huấn luyện múa
Ở nước ta chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Huấn luyện múa, chỉ có trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội đang đào tạo ngành học này.
Cơ hội việc làm ngành Huấn luyện múa
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Huấn luyện múa có thể thực hiện các công việc sau:
- Biểu diễn tại các đoàn nghệ thuật, ca múa nhạc, các nhà hát.
- Các vũ đoàn múa, các đoàn thể thao.
- Huấn luyện viên múa cho các vận động viên nghệ thuật dụng cụ, những vận động viên múa thi đấu trên các trường khu vực và quốc tế.
- Diễn viên múa tự do trên sân khấu.
- Giảng viên dạy múa tại các trường hoặc trung tâm đào tạo múa chuyên nghiệp.
Mức lương ngành Huấn luyện múa
Hiện nay, chưa có một con số cụ thể để nói về mức lương của ngành Huấn luyện múa. Mức thu nhập của ngành này tùy vào trình độ, năng lực, vị trí và kinh nghiệm làm việc của mỗi người. Ngoài ra địa điểm làm việc cũng là yếu tố quyết định đến mức thu nhập của bạn. Nếu bạn làm việc trong những vũ đoàn mới thành lập, không nổi tiếng chắc hẳn sẽ có mức lương thấp hơn các đoàn nghệ thuật, vũ đoàn có thương hiệu và có vị trí trong ngành. Ngoài ra, sau mỗi chương trình hay đợt huấn luyện, bạn có thể được nhận thêm tiền bồi dưỡng hoặc những đãi ngộ khác.
Chương trình đào tạo ngành Huấn luyện múa
Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.
Các môn học đại cương
- Giáo dục thể chất 1, 2, 3
- Quốc phòng an ninh 1, 2, 3, 4
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin 1, 2
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam
- Ngoại ngữ 1, 2, 3, 4
Các môn học chuyên ngành
- Phương pháp huấn luyện múa cổ điển Châu Âu
- Kỹ thuật múa đôi trong múa cổ điển Châu Âu
- Kết cấu múa cổ điển Châu Âu
- Phân tích tác phẩm âm nhạc
- Kiến thức văn học Việt Nam
- Phương pháp huấn luyện múa dân gian, đương đại.
- Kết cấu múa dân gian dân tộc, múa đương đại.
- Kiến thức văn học thế giới
- Phương pháp huấn luyện múa nâng cao
- Phân tích tác phẩm múa
- Kết cấu múa dân gian dân tộc
- Kết cấu múa cổ điển châu Âu
- Mỹ học
- Tâm lí học
- Thực hành phương pháp huấn luyện múa
- Lịch sử nghệ thuật múa
- Nghệ thuật chiếu sáng sân khấu.
Trên đây, là những thông tin về ngành Huấn luyện múa, học những môn nào, cơ hội việc làm ngành Huấn luyện múa sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!
Bài viết khác liên quan đến Khối ngành văn hoá nghệ thuật
- Ngành Âm nhạc học là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Bảo tàng học là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Đạo diễn sân khấu là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
- Ngành Đạo diễn điện ảnh – Truyền hình là gì? Học gì? Cơ hội việc làm ra sao?
- Chi tiết ngành Biên kịch sân khấu: Học gì? Cơ hội việc làm ra sao?
- Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống là gì? Ra trường làm gì?
- Chi tiết ngành Chỉ huy âm nhạc: Học gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Điêu khắc là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Thiết kế đồ họa là gì? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?
- Ngành Nhiếp ảnh là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Chi tiết ngành Thanh nhạc: Học gì? Cơ hội việc làm như thế nào?
- Ngành Biên đạo múa là gì? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?
- Ngành Hội họa là gì? Học gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Quay phim là gì? Các trường đào tạo và cơ hội việc làm
- Ngành Xuất bản là gì? Học gì? Có dễ xin việc không?
- Ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Thông tin – Thư viện là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
- Ngành Quản lý văn hóa là gì? Học trường nào? Ra trường làm gì?
- Ngành Lý luận phê bình điện ảnh truyền hình là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Sáng tác âm nhạc là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
- Ngành Diễn viên sân khấu kịch hát là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
- Ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình là gì? Làm gì? Lương bao nhiêu?
- Ngành Piano là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?