Ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam là gì? Ra trường làm gì?
Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không và cơ hội việc làm ra sao,… Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!
Ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam là gì?
- Ngành đào tạo: VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM
- Tên tiếng Anh: Ethnic minorities culture of Viet Nam
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thuộc khối ngành: Văn hóa nghệ thuật
- Thời gian đào tạo: 4 năm
Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam là ngành trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nền văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, nhằm nghiên cứu, bảo tồn và quản lý các hoạt động văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn cả nước từ Trung ương đến địa phương. Ngành học này giúp tìm hiểu, khai thác và phát huy những điểm mạnh nền văn hóa đạo đức, văn hóa nghệ thuật và văn hóa pháp lý của từng địa phương.
Mục tiêu đào tạo của ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam
Mục tiêu đào tạo ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam là trang bị cho sinh viên có khả năng nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam; có phương pháp tổ chức, quản lý các hoạt động của ngành. Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn; đặc điểm phong tục tập quán, tâm lý, văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam; phương pháp tổ chức, quản lý các hoạt động của ngành.
Bên cạnh đó, sinh viên còn có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, yêu nghề; nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trong các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
Các khối thi xét tuyển ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam
Ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam xét tuyển các tổ hợp môn sau đây:
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
- D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
- D09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh
- D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
- D15: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh
- D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
Những tố chất khi học ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam
Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:
- Có lập trường, tư tưởng vững chắc, thái độ nghiêm, túc kiên trì trong công việc.
- Có ý thức công dân, đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, tính kỷ luật cao.
- Khả năng sáng tạo và tư duy độc lập, biết cách kết hợp hài hòa giữa quyền lợi bản than với lợi ích của dân tộc và cộng đồng xã hội.
- Biết cách tôn trong và học hỏi nhân văn về nền văn hóa các dân tộc thiểu số ở nơi công tác.
- Có khả năng nghiên cứu, biết cách sưu tầm và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Nắm vững được các kỹ năng về việc lên kế hoạch, tổ chức các họat động văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số.
- Có khả năng nói thành thạo ít nhất một ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong vùng công tác.
Cơ sở đào tạo ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam
Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam uy tín hiện nay:
- Đại học Văn hóa Hà Nội
- Đại học Văn hóa Tp Hồ Chí Minh
- Đại học Trà Vinh
Cơ hội việc làm ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam có thể thực hiện các công việc sau:
- Các cơ quan nghiên cứu và quản lý về dân tộc: từ Trung ương đến địa phương
- Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng văn hóa.
- Cán bộ tại các địa phương chuyên về quản lý nhân sự, hành chính địa phương hay phòng văn hóa nghệ thuật tại xã, huyện, tỉnh, thành phố.
- Hướng dẫn viên, phiên dịch tại các khu vui chơi, khu du lịch, bảo tàng văn hóa.
- Phóng viên, biên tập viên tại các đài truyền hình, đài phát thanh về kênh tiếng dân tộc.
- Tham gia lên kịch bản, soạn thảo nội dung về văn hóa vùng miền hay dẫn chương trình về bảo tồn di sản văn hóa.
Mức lương ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam
Dưới đây là mức thu nhập của ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam mà Isinhvien đã tổng hợp được:
- Mức lương cơ bản về ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện nay theo định của Nhà nước về chức vụ cán bộ sẽ dao động từ 5 – 6 triệu/tháng.
- Đối với những cá nhân làm việc tại các doanh nghiệp, công ty tư nhân mức lương này sẽ cao hơn từ 6 – 9 triêu/tháng, hoặc có thể trên 10 triệu nếu bạn có năng lực và kinh nghiệm.
Chương trình đào tạo ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam
Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.
Các môn học đại cương
- Triết học Mác – Lênin
- Kinh tế chính trị Mác – Lênin
- Chủ nghĩa Xã hội Khoa học
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
- Tiếng Anh
- Tin học
- Giáo dục thể chất 1, 2
- Giáo dục quốc phòng – An ninh
Các môn học chuyên ngành
- Dân tộc học đại cương
- Múa đại cương
- Địa văn hóa các dân tộc Việt Nam
- Mỹ thuật học đại cương
- Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
- Tôn giáo và tín ngưỡng
- Âm nhạc học đại cương
- Văn hóa dân gian
- Sân khấu học đại cương
- Văn hóa gia đình
- Phương pháp điền dã dân tộc học
- Tổ chức các sự kiện văn hóa vùng dân tộc thiểu số
- Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Bắc Bộ
- Công tác dân vận
- Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Trung bộ và Tây Nguyên
- Tổ chức và quản lý hoạt động du lịch
- Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Nam Bộ
- Xây dựng và quản lý các dự án văn hóa
- Quản lý nhà nước về Văn hóa
- Thực tập nghề nghiệp
Trên đây, là những thông tin về ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam, học những môn nào, cơ hội việc làm ngành Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!
Bài viết khác liên quan đến Khối ngành văn hoá nghệ thuật
- Ngành Âm nhạc học là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Bảo tàng học là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Đạo diễn sân khấu là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
- Ngành Đạo diễn điện ảnh – Truyền hình là gì? Học gì? Cơ hội việc làm ra sao?
- Chi tiết ngành Biên kịch sân khấu: Học gì? Cơ hội việc làm ra sao?
- Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống là gì? Ra trường làm gì?
- Chi tiết ngành Chỉ huy âm nhạc: Học gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Điêu khắc là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Thiết kế đồ họa là gì? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?
- Ngành Nhiếp ảnh là gì? Học gì? Ra trường làm gì?
- Chi tiết ngành Thanh nhạc: Học gì? Cơ hội việc làm như thế nào?
- Ngành Biên đạo múa là gì? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu?
- Ngành Hội họa là gì? Học gì? Ra trường dễ xin việc không?
- Ngành Quay phim là gì? Các trường đào tạo và cơ hội việc làm
- Ngành Xuất bản là gì? Học gì? Có dễ xin việc không?
- Ngành Huấn luyện múa là gì? Học gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
- Ngành Thông tin – Thư viện là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường
- Ngành Quản lý văn hóa là gì? Học trường nào? Ra trường làm gì?
- Ngành Lý luận phê bình điện ảnh truyền hình là gì? Ra trường làm gì?
- Ngành Sáng tác âm nhạc là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?
- Ngành Diễn viên sân khấu kịch hát là gì? Cơ hội việc làm khi ra trường
- Ngành Công nghệ điện ảnh, truyền hình là gì? Làm gì? Lương bao nhiêu?
- Ngành Piano là gì? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?